Phao-lô chỉ thị cho Tít, “Nhưng con hãy dạy điều hiệp với đạo lành[TH1] ” (Tít 2:1). Một mệnh lệnh như vậy cho thấy rõ ràng rằng giáo lý lành mạnh là quan trọng. Nhưng tại sao nó lại quan trọng? Liệu nó có thực sự tạo ra sự khác biệt về những gì chúng ta tin hay không?
Giáo lý lành mạnh rất quan trọng vì đức tin của chúng ta dựa trên một thông điệp cụ thể. Giáo lý chung của Hội Thánh bao gồm nhiều yếu tố, nhưng thông điệp chính được định nghĩa rõ ràng: “… Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3-4). Đây là tin tốt lành rõ ràng, và nó “có tầm quan trọng hàng đầu”. Việc thay đổi thông điệp này sẽ chuyển nền tảng đức tin từ Đấng Christ sang điều gì đó khác. Vận mệnh đời đời của chúng ta phụ thuộc vào việc lắng “nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em” (Ê-phê-sô 1:13; xin xem thêm 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-14).
Giáo lý lành mạnh là quan trọng vì phúc âm là một sự tin cậy thiêng liêng, và chúng ta không được phép bóp méo thông điệp của Chúa với thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta là truyền tải thông điệp chứ không phải là thay đổi nó. Thư Giu-đe truyền đạt sự cấp bách trong việc bảo vệ sự tin cậy: “3 Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà TRANH CHIẾN[TH2] , là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” BD2011 “Thưa anh chị em yêu dấu, dù tôi rất nóng lòng muốn viết cho anh chị em về ơn cứu rỗi chung của chúng ta, tôi thiết tưởng cần phải viết để khích lệ anh chị em trong việc CHIẾN ĐẤU CHO ĐỨC TIN đã được ủy thác cho các thánh đồ một lần đủ cả.” (Jude 1:3; xem thêm Phi-líp 1:27 BHĐ “Điều cốt yếu là anh em phải sống xứng đáng với Tin Lành của Đấng Christ, để khi đến thăm anh em hay lúc vắng mặt, tôi đều nghe rằng anh em vẫn ĐỨNG VỮNG, ĐỒNG TÂM CHÍ, ĐỒNG LÒNG CÙNG CHIẾN ĐẤU VÌ ĐỨC TIN của Tin Lành”). Chữ “chiến đấu” mang ý tưởng đấu tranh dữ dội cho một điều gì đó, để cống hiến hết mình cho điều đó. Kinh Thánh bao gồm lời cảnh báo không được thêm vào hay bớt đi Lời Chúa (Khải Huyền 22:18-19 18 Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. 19 Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.). Thay vì thay đổi giáo lý của các sứ đồ, chúng ta tiếp nhận những gì đã được truyền lại cho chúng ta và giữ nó “Con hãy giữ vững những mẫu mực của tín lý lành mạnh mà con đã nghe nơi ta bằng đức tin và tình yêu trong Ðức Chúa Jesus Christ” (2 Ti-mô-thê 1:13 BD2011).
tín lý lành mạnh rất quan trọng vì những gì chúng ta tin sẽ ảnh hưởng đến những gì chúng ta làm. Hành vi là một phần mở rộng của thần học, và có mối tương quan trực tiếp giữa những gì chúng ta nghĩ và cách chúng ta hành động. Ví dụ, hai người đứng trên đỉnh cầu; một người tin rằng mình có thể bay, và người kia tin rằng mình không thể bay. Hành động tiếp theo của họ sẽ khá là khác nhau. Tương tự như vậy, một người tin rằng không có điều gì là đúng và sai sẽ tự nhiên cư xử khác với một người tin vào các tiêu chuẩn đạo đức được xác định rõ ràng. Trong một trong những danh sách tội lỗi của Kinh thánh, những điều như nổi loạn, giết người, nói dối và buôn bán nô lệ được đề cập. Danh sách kết thúc bằng bất cứ “NHỮNG ĐIỀU NGHỊCH VỚI SỰ DẠY DỖ LÀNH MẠNH ” (1 Ti-mô-thê 1:9-10 BD2011: Phải biết rằng luật pháp được lập ra không phải để cho người ngay lành, nhưng cho những kẻ phạm pháp và gây loạn, những kẻ vô luân và tội lỗi, những kẻ bất khiết và phạm thượng, những kẻ giết cha và giết mẹ, những kẻ sát nhân, ¹⁰những kẻ gian dâm, những kẻ đồng tính luyến ái, những kẻ buôn người, những kẻ nói dối, những kẻ khai man trước tòa, và những kẻ làm NHỮNG ĐIỀU NGHỊCH VỚI SỰ DẠY DỖ LÀNH MẠNH). Nói cách khác, sự dạy dỗ chân chính thúc đẩy sự công chính; tội lỗi phát triển mạnh ở nơi mà “giáo lý lành mạnh” bị chống đối.
Giáo lý lành mạnh rất quan trọng vì chúng ta phải xác định sự thật trong một thế giới đầy sự dối trá. “Nhiều tiên tri giả đã đi ra thế gian” (1 Giăng 4:1 Anh chị em yêu dấu, đừng vội tin linh nào cả, nhưng hãy thử, xem các linh ấy có phải đến từ Ðức Chúa Trời chăng, VÌ CÓ NHIỀU TIÊN TRI GIẢ ĐÃ XUẤT HIỆN KHẮP THẾ GIAN RỒI). Có cỏ lùng giữa lúa mì và sói giữa bầy đàn (Ma-thi-ơ 13:25; Công vụ 20:29). Cách tốt nhất để phân biệt sự thật với sự dối trá là biết sự thật là gì.
Giáo lý lành mạnh là quan trọng vì mục đích của giáo lý lành mạnh là sự sống. “Hãy thận trọng trong lối sống và lời giảng dạy của con. Hãy bền chí luyện tập theo lời ta khuyên, vì làm như thế, con và những người nghe con sẽ được cứu.” (1 Ti-mô-thê 4:16 BDM2002). Ngược lại, mục đích của giáo lý không lành mạnh là sự hủy diệt.” Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta, là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ.” (Giu-đe 1:4-bản tiếng anh dịch cụm từ “đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác” là “đổi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta thành giấy phép cho sự vô luân“). Thay đổi sứ điệp ân điển của Đức Chúa Trời là một việc làm “vô đạo đức”, và sự lên án cho hành động như vậy là rất nghiêm trọng. Việc rao giảng một phúc âm khác (“mà thực ra không phải là phúc âm nào cả”) mang theo một lời nguyền rủa: “hãy để hắn bị đoán phạt đời đời!” (xem Ga-la-ti 1:6-9 6 Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. 7 Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ. 8 Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them! Xem lời chua ICo1Cr 16:22
9 Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị a-na-them!).
Giáo lý lành mạnh quan trọng vì nó khích lệ tín đồ. Tình yêu Lời Chúa đem lại “sự bình an lớn” (Thi Thiên 119:165 Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn; Chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã.), và những người “tuyên bố hòa bình… tuyên bố sự cứu rỗi” thực sự “xinh đẹp” (Ê-sai 52:7 Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình an, đem tin tốt về phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh đẹp là dường nào!). Một mục sư “hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành mà khuyên dỗ người ta và bác lại kẻ chống trả.” (Tít 1:9).
Lời khôn ngoan là “Chớ dời đi mốc ranh giới xưa mà tổ phụ ngươi đã dựng” (Châm ngôn 22:28). Nếu chúng ta có thể áp dụng điều này vào giáo lý lành mạnh, bài học là chúng ta phải giữ gìn nó nguyên vẹn. Mong rằng chúng ta không bao giờ đi chệch khỏi “sự đơn sơ trong Đấng Christ” (2 Cô-rinh-tô 11:3 Nhưng tôi ngại rằng như xưa Ê-va bị cám dỗ bởi mưu chước con rắn kia, thì ý tưởng anh em cũng hư đi, mà dời đổi lòng thật thà tinh sạch đối với Đấng Christ chăng).
Phao-lô viết về giáo lý lành mạnh năm lần trong thư gửi cho Ti-mô-thê và Tít. Các đồng sự của ông phải đại diện cho những lời dạy Kinh Thánh đúng đắn giữa những người đôi khi khó tính. Ông khuyến khích họ tuân theo các nguyên tắc sau:
- Giáo lý đúng đắn dựa trên nền tảng của Kinh thánh. Điểm khởi đầu của họ không phải là niềm tin của riêng họ, mà hoàn toàn là Kinh thánh. Chỉ những ai liên tục mài giũa thói quen suy nghĩ của mình qua Kinh Thánh mới có thể “CẮT LỜI CHÚA NGAY THẲNG” (das Wort in gerader Richtung schneiden)” (2 Tim 2:15 “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” bản dịch KJV “rightly dividing the word of truth” chia đúng lời chân lý; bản Schl 2000; Elb. “das Wort der Wahrheit recht teilt” chia đúng lời chân lý). Nền tảng thần học của chúng ta là Kinh thánh, không phải là hệ tư tưởng, tâm lý học hay triết học. Ngay cả những ý tưởng mới hoặc khác thường, chúng ta cần kiểm tra dựa trên thước đo Kinh thánh!
- Giáo lý đúng đắn phải tuân theo SỰ QUÂN BÌNH của Kinh thánh, do đó tránh được sự thiên vị, phóng đại và cường điệu theo giáo phái. Sự thiên vị có thể đi xa đến mức một số người không thể chịu đựng được nữa khi một đoạn nào đó trong Kinh thánh được đọc lên. Giáo lý đúng đắn không chỉ nhấn mạnh vào một khía cạnh (mà mọi người khác cho là đã bỏ qua), nhưng rao giảng TOÀN BỘ Ý CHỈ của Đức Chúa Trời (Công vụ 20:27 Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời., BD2011 đọc là tiết lộ mọi ý chỉ của Ðức Chúa Trời).
- Giáo lý đúng đắn dựa trên các tiêu chuẩn của Kinh thánh, đặc biệt liên quan đến hành vi cá nhân. Sứ đồ đặc biệt nhấn mạnh điều này. Giáo lý đúng đắn không đối lập với giáo lý sai lầm, nhưng ĐỐI LẬP VỚI DANH SÁCH TỘI LỖi (1 Ti-mô-thê 1:9 và biết rõ ràng luật pháp không phải lập ra cho người công bình, bèn là vì những kẻ trái luật pháp, bạn nghịch, vì những kẻ không tin kính, phạm tội, những kẻ vô đạo, nói phạm thánh thần, những kẻ giết cha mẹ, giết người, 10 vì những kẻ tà dâm, kẻ đắm nam sắc, ăn cướp người, nói dối, thề dối, và vì HẾT THẢY SỰ TRÁI NGHỊCH VỚI ĐẠO LÀNH.). Sự giảng dạy phải thiếu lành mạnh đến mức nào mới gây ra hành vi bệnh hoạn – xem ở trên.
[TH1]Chữ “đạo lành” trong BHĐ là “giáo lý chân chính” bản dịch 2021 là “tín lý lành mạnh” trong tiếng đức là gesunde Lehre, “nghĩa là sự dạy dỗ khỏe mạnh“, bản tiếng anh KJV là sound doctrine “giáo lý lành mạnh”
[TH2]BHĐ dịch là chiến đấu
Nguyên văn chữ đạo ở đây là đức tin πίστις (pistis) faith (G4102G)