Nội dung
1)HÀNH TRANG CUỘC SỐNG:
sự khiêm nhường chất lượng tem là “tâm tình Đấng Christ”
Rèn luyện sự tin kính
giống như Ngài trong sự chết Ngài (philip 3:10)
2)MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI (Philip 3: 13-14)
Chạm đích “sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philip 3: 13-14)
Phao-lô TẬP TRUNG VÀO MỘT ĐIỀU (chỉ có một việc cần mà thôi, lu-ca 10:42 -BHĐ)
3)PHƯƠNG TIỆN VƯỢT QUA:
Học mang thập tự giá
Học sống chân thành, ăn năn thường xuyên
Rèn luyện thói quen tốt: đọc Kinh Thánh cầu nguyện hàng ngày cá nhân và gia đình lễ bái. Giữ giờ tĩnh nguyện.
1) HÀNH TRANG CUỘC SỐNG:
Tuần trước chúng ta ôn lại thời gian một năm đã qua. Đó là thuốc chữa tốt nhất để giải tỏa mọi vướng bận, khúc mắc, xem hành trang cho năm mới là gì? Qui định đi máy bay 25kg hành lý xách tay, có nơi 45kg, hành trang cuộc đời của bạn bao nhiêu kg? Kinh Thánh cho chúng ta biết nếu cho lên cân của Chúa nó nhẹ hơn sự hư không Thi 62:9 9 Quả thật, người hạ lưu chỉ là hư không, Người thượng đẳng chỉ là dối giả; Nhắc để trên cân, chúng nó chỏng lên, Chúng nó hết thảy nhau đều nhẹ hơn sự hư không.
Vậy nhờ thước đo của Kinh Thánh xin Chúa cho chúng ta cân đong đo đếm đời sống.
Nếu còn 1 ngày để sống, bạn sẽ làm gì trong ngày đó?
Hành trang về nhà Chúa rất khác. nếu trong hành trang bạn có sự tin kính, sự khiêm nhường đóng tem không phải made in china, Germany, triết lý sống, mà chất lượng tem là “tâm tình Đấng Christ” bạn có thể đem lên Thiên đàng.
Những sự nhận biết Chúa Giê-xu để rèn luyện sự tin kính, tức là sống đẹp lòng Chúa. ITi 4:7-8 … và tập tành sự tin kính … là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa.
Chúng ta quan sát cuộc chạy, cuộc chiến đấu đức tin, mục đích sống của Phao-lô:
Philip 3: 7-11: 7Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. 8 Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ 9 và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; 10 cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, 11 mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết (BD2011 ĐỂ NHỜ ĐÓ TÔI CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT.): Phao-lô không tập trung một cách bệnh hoạn vào sự đau khổ và cái chết. Ông thấy rằng chúng là con đường cần thiết để đạt đến mục tiêu là sự sống phục sinh
Đây là mục tiêu mà Phao-lô coi là xứng đáng. Sự đau khổ là xứng đáng, xét đến sự vĩ đại của mục tiêu SỰ SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT.
câu 11: tôi có thể đạt được: Phao-lô không nghi ngờ rằng mình đã được cứu, nhưng ông khao khát mãnh liệt sự cứu rỗi của mình được hoàn thành thông qua sự sống lại của thân thể. Đó là điều mà ông vẫn chưa đạt được và mong mỏi.
Dân Israel có 2 lần vượt qua: Dân Israel vượt qua biển đỏ rồi, họ được cứu khỏi ách nô lệ rồi, gặp Chúa tại Si-nai, nhưng họ phải vượt sông Giô-đanh mới vào đất hứa.
12 Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu: Không có sự an phận, cầu toàn trong Phao-lô. Nhiều con cái Chúa an phận nghĩ rằng mình đã đến đích, đã được cứu, để bào chữa cho sự lười biếng vác thập tự giá.
12b nhưng tôi đương chạy hầu cho giựt được,: (NET2full: but I strive to lay hold of that for which Christ Jesus also laid hold of me/ nhưng tôi cố gắng nắm lấy điều mà Chúa Jesus Christ đã nắm lấy tôi.)
Bởi vì Phao-lô nhận ra rằng ông chưa đến nơi, nên chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho ông. Ông phải tiếp tục. Ông không thể quay lại. Dân Israel vào đồng vắng, nhưng chưa đến đích, nhiều kẻ muốn quay lại Ai-cập, đã ngã chết trong đồng vắng. đi với Chúa là ĐƯỜNG 1 CHIỀU.
Nhưng tôi cứ tiến tới có nghĩa là Phao-lô đã đặt tay vào cái cày và từ chối ngoảnh lại (Lu-ca 9: 62 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời.).
12v vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi. (nhưng tôi cố gắng (strive/jage) nắm lấy điều mà Chúa Jesus Christ đã nắm lấy tôi (Bắt thóp): Phao-lô cứ tiến tới vì điều Chúa Giê-xu muốn. cố gắng (strive/jage) của ông được thực hiện để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, không phải ý muốn của riêng ông.
Sự cố gắng đến từ đâu? động lực thúc đẩy là gì? Khi được sinh lại, IICo 5: 14 Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết, 15 lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.
Vì sao, hay vì ai bạn đọc Kinh Thánh, đi thờ phượng, làm điều lành.
Phao-lô bắt đầu câu này với ý tưởng rằng Chúa Giê-su Christ đã nắm giữ ông. Đây là một ý tưởng quan trọng; tuy nhiên đôi khi các Cơ Đốc nhân phản ứng với ý tưởng đó bằng cách thụ động. Họ cho rằng, “Chúa Giê-su đã nắm giữ tôi; vậy là xong. Tôi là một Cơ Đốc nhân và tôi sẽ lên thiên đàng.” Phao-lô đã thể hiện một thái độ khác; ông quyết tâm nắm giữ điều mà Chúa Giê-su đã nắm giữ ông:
1)Rô-ma 6: 4-5 đồng chết và sống với Chúa 4 Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. 5 Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau:
2)Giống hình ảnh Chúa Giê-xu Christ (Rô-ma 8:29 Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em)
3)một nhân chứng, đưa người khác đến với Chúa, chịu khổ với Ngài (Công vụ 9:15 Nhưng Chúa phán rằng: Hãy đi, vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên 16 ta lại sẽ tỏ ra cho người biết phải chịu đau đớn vì danh ta là bao nả.)
Nước thế gian tuổi thọ: trung bình 80t. nước thiên đàng là sống đời đời.
Chính Chúa Giê-xu đến để chết, chôn và sống lại, như đã tiên tri, nhưng con đường Chúa Giê-xu đi không thụ động mà bằng sự quì gối cầu nguyện, nước mắt, nài xin trong vườn Ghết-sê-ma-nê, và phải đổ máu.
2)MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI (Philip 3: 13-14)
Philip 3: 13-14: 13 Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, 14 nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.:
Phao-lô TẬP TRUNG VÀO MỘT ĐIỀU và không để những điều ở đằng sau làm ông mất tập trung. Ông tiến tới để giành giải thưởng.
Chúng ta thường để những điều ở đằng sau làm chúng ta mất tập trung, dù đó là điều tốt hay điều xấu. Việc nhìn vào những gì trong quá khứ thường ngăn cản chúng ta khỏi những gì Chúa dành cho chúng ta trong tương lai.
Sống trong quá khứ hoặc trong tương lai là một sự lừa dối
Tr 7: 10 Chớ nói rằng: Nhân sao ngày trước tốt hơn ngày bây giờ? Vì hỏi vậy là chẳng khôn. Ngày đã qua như bát nước đầy không hốt lại được. Thời gian nghiệt ngã ở chỗ: không quay trở lại được. Không chạy nhanh hơn được, chỉ hiện tại là đang sống.
Sống cho ngày mai: Cậu bé đánh dày làm phiền các anh chàng đến lớp mỗi lần 1 USD, nên có kẻ tinh nghịch nói: ngày mai tôi sẽ đánh dày. Ngày mai cậu hí hửng đến, anh nói là tôi nói là ngày mai, không phải hôm nay, hôm nay không phải là ngày mai. Thế là anh ta thoát được sự làm phiền.
Hôm nay là ngày cứu rỗi, sống cho Chúa là ngay bây giờ, không phải trong quá khứ hay trong tương lai.
Khi Phao-lô nói rằng ông “quên lửng sự ở đằng sau”, ông ám chỉ đến việc không nhìn lại những mối quan hệ, ký ức, thất bại, cám dỗ trong quá khứ hoặc bất cứ điều gì có thể làm sao lãng sự tập trung duy nhất vào “sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
Từ quên trong Phi-líp 3:13 có nghĩa là “loại bỏ khỏi tâm trí hoặc không chú ý đến”. “Quên” theo cách này là ngừng suy nghĩ về một điều gì đó. Để chiến thắng cuộc đua, một vận động viên phải loại bỏ mọi sự sao nhãng khỏi tâm trí mình. Anh ta không được nhắc lại mọi sai lầm ban đầu hoặc suy nghĩ về những sai lầm trong suốt chặng đường của mình.
Trong 1 Cô-rinh-tô 9:25, Phao-lô so sánh vương miện của một vận động viên với giải thưởng đời đời của người tin Chúa: “Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triền thiên không hay hư nát.” Phao-lô luôn hướng mắt về đích vì toàn bộ mục tiêu và mục đích sống của ông là đạt được Đấng Christ: (Phi-líp 3:7–8).
Khi nói đến chuyển động về phía trước, cơ thể chúng ta có xu hướng tự động di chuyển về nơi mà mắt chúng ta hướng đến. Một người chạy bộ cứ quay lại để xem những gì ở phía sau mình sẽ thua cuộc. Bản thân Phao-lô đã quyết tâm “quên” hoặc “gạt khỏi tâm trí” lối sống trước đây khi ông bắt bớ hội thánh của Đức Chúa Trời dữ dội và cố gắng phá hủy nó (Ga-la-ti 1:13) (Ga-la-ti 1:13 “Vả, anh em đã nghe lúc trước tôi theo giáo Giu-đa, cách cư xử của tôi là thể nào, tôi bắt bớ và phá tán Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng”) Ông không còn nghĩ đến những trở ngại và rào cản của sự ngược đãi, giam cầm và bỏ rơi trong quá khứ (2 Cô-rinh-tô 4:8–9 “Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất.”; Công vụ 16:22–40; 23:10 “Vì sự rối loạn càng thêm, quản cơ e Phao-lô bị chúng phân thây chăng, nên truyền quân kéo xuống, đặng cướp người ra khỏi giữa đám họ và đem về trong đồn.”; 25:1–12; 28:17–31; 2 Ti-mô-thê 1:15 “Con biết rằng mọi người ở xứ A-si đã lìa bỏ ta; trong số ấy có Phy-ghen và Hẹt-mô-ghen”).
Thay vào đó, ông vươn tới những gì ở phía trước mình. Ông hướng về thiên đàng, sự phục sinh của thân thể mình, và gặp Đấng Cứu Rỗi của mình mặt đối mặt: “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ, 21 Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật.” (Phi-líp 3:20–21).
3)PHƯƠNG TIỆN VƯỢT QUA
Những điều phía sau cản trở sự tiến bộ của chúng ta trong sự phát triển tâm linh như thế nào?
Giữ chặt những cảm giác như cay đắng và không tha thứ có thể khiến chúng ta chậm lại và thậm chí khiến chúng ta mắc kẹt trong quá khứ. Việc lặp đi lặp lại những xung đột và khơi lại những sự kiện đau đớn chỉ làm vết thương cũ tái phát.
Xác thịt luôn vi phạm điều răn. Sự thật trong 10 điều răn, chúng ta phạm hết cả 10. Món ăn ngon nhất của xác thịt là vi phạm 10 điều răn: thờ thần tượng, yêu thế gian, kiêu ngạo, bất an (ngày nghỉ)… ghanh tỵ, tham lam, gian dâm… Luật pháp không giải quyết vấn đề đó mà chỉ cho thấy rằng con người có nỗ lực đến đâu cũng bất lực, nên cuối cùng của luật pháp là Đấng Christ đến, Ngài là Đấng duy nhất làm trọn luật pháp, làm trọn 10 đều răn.
“Quên đi những điều ở đằng sau” có nghĩa là vứt bỏ “mọi gánh nặng làm chậm chúng ta, đặc biệt là tội lỗi dễ làm chúng ta vấp ngã” và chạy “với lòng kiên trì trong cuộc đua mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chúng ta”. Chúng ta làm điều này bằng cách hướng mắt về Chúa Giê-xu, là ĐẤNG VÔ ĐỊCH khởi xướng và hoàn thiện đức tin của chúng ta” (Hê-bơ-rơ 12:1–2).
Đời sống Cơ Đốc được sống với đôi mắt hướng về Chúa Jesus Christ. Ngài là ưu tiên tối thượng khiến cuộc sống chúng ta đáng sống. Mục tiêu cao nhất của chúng ta là biết Ngài rõ hơn, như Phao-lô đã nói: “để tôi được biết Ngài, quyền năng phục sinh của Ngài, được chia sẻ sự thương khó của Ngài, và trở nên giống như Ngài trong sự chết của Ngài” (Phi-líp 3:10 BHĐ).
14 tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ: Giải thưởng là sự kêu gọi lên trời của Đức Chúa Trời. Giải thưởng là chính sự kêu gọi, không phải là những lợi ích đến từ sự kêu gọi hay bất kỳ điều gì khác. Giải thưởng là khả năng chạy cuộc đua, làm việc với Đức Chúa Trời như một đối tác để thực hiện công việc của vương quốc Ngài.
Kết luận: Năm nay bớt xác thịt hơn, mà mang thập tự giá nhiều hơn. Chúng ta không thể mang thập tự giá nếu không ăn năn. Nếu Chúa không soi sáng chúng ta không biết đâu là tội. ví dụ Phi-e-rơ trong Ma-thi-ơ 6, ông giúp Chúa tưởng là hay, bị Chúa quở trách đuổi quỉ Sa-tan cho ông,và nói rằng Ngài phải chịu đánh đập, chết và 3 ngày sau sống lại. Có nhiều cái chúng ta nghĩ là làm tốt cho Chúa, cho người lân cận, mà không biết rằng chỉ là xác thịt. Nhận biết xác thịt không dễ. chỉ có đầy dẫy thánh linh mới nhận biết được. và như thế bạn Ăn năn thường xuyên hơn.
1 tôi tớ Chúa nói tôi nhận thấy chỉ ăn năn 1% tội của tôi thôi… Một sự nhận biết rất nhiều về Chúa Giê-xu.
Nếu còn 1 ngày để sống, bạn sẽ làm gì trong ngày đó?
Lúc đó những mục đích, ước mơ, bao nhiêu tình yêu sẽ không ý nghĩa.… sẽ vào quên lãng. Bạn sẽ hình dung, mình sẽ gặp mặt Chúa như thế nào?
Am 4:12 khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi.
Hãy học sự khôn Ngoan của con kiến: người việt có câu: kiến tha lâu đầy tổ. Hãy xây dựng thói quen đọc Kinh Thánh hàng ngày
Thói quen tin kính: đọc Kinh Thánh, cầu nguyện hàng ngày
Nếu khi đọc Kinh Thánh mà bạn chán, thì đó là có vấn đề nằm trong xác thịt chúng ta, cần kỷ luật xác thịt. Chương trình học Kinh Thánh trong tuần, có thông báo trong trang Hội Thánh, thứ 4-5 lúc 20 giờ. Học Kinh Thánh từng chương, đón nghe, hoặc tham dự qua Zoom, hoặc youtube. Hãy tự tập cho mình một kỷ luật nghe, học Kinh Thánh. Hãy để năm nay là năm hạ quyết tâm đọc Kinh Thánh, ít nhất 1 lần. Giữ đời sống cầu nguyện hàng ngày, giữ giờ cầu nguyện hàng ngày với Chúa, giờ tĩnh nguyện. Chúng ta không kiểm soát được ngày mai ra sao, chỉ Chúa biết, nhưng có thể đếm được ngày của đời sống chúng ta. Đừng luông tuồng, hãy kỷ luật bản thân bằng cách mang thập tự giá theo Chúa Giê-xu. Amen.
————
WENN DU NOCH NOCH 1 TAG ZU LEBEN HAST… EINES ABER IST NOT
Inhalt
1) LEBENSAUSRÜSTUNG (-GEPÄCK):
Demut in Stempelqualität ist „der Geist Christi“
Üben Gottseligkeit (Frömmigkeit)
SEINEM Tod gleichförmig werde (Philipper 3:10)
2) DAS ZIEL DES LEBENS (Philipper 3:13-14)
Die „himmlische Berufung Gottes in Christus Jesus“ erreichen (Philipper 3:13-14)
Paulus konzentrierte sich auf eine Sache (eines aber ist not, Lukas 10:42)
3) INSTRUMENT DER ÜBERWINDUNG:
Lernen, das Kreuz zu tragen
Lernen, aufrichtig zu leben und regelmäßig Buße zu tun
gute Gewohnheiten zu pflegen: persönlich Stille Zeit bei täglichen Bibellesen und Beten, und zu sammen in Familie.
————
1) LEBENSAUSRÜSTUNG (-GEPÄCK):
Letzte Woche haben wir das vergangene Jahr Revue passieren lassen. Es ist das beste Mittel, um alle Hindernisse und Probleme zu lösen. Was ist das mitgenommene Gepäck für das neue Jahr? Die Flugvorschriften sehen 25 kg gepäck vor, an manchen Orten 45 kg. Wie viel kg ist Ihr Lebensreisegepäck? Die Bibel sagt uns, dass es leichter ist als das Nichts, wenn wir es auf die Waage Gottes legen Psalm 62:9 Nur ein Hauch sind die Menschenkinder, ein Trug die Herrensöhne; auf der Waage steigen sie empor, sind allesamt leichter als ein Hauch!
Dank des Maßstabes der Bibel erlaubt uns Gott also, unser gesamtes Leben zu messen.
Wenn Sie nur noch einen Tag zu leben hätten, was würden Sie an diesem Tag tun?
Der Weg zum Haus Gottes ist ganz anders. Wenn Sie in Ihrem Gepäck Frömmigkeits- und Demutsstempel haben, die nicht made in China oder made in Germany hergestellt wurden, keine weltliche Lebensphilosophie, sondern die Qualität des Stempels „der Geist Christi“ ist, können Sie ihn mit in den Himmel mitnehmen.
Jesus zu erkennen, besteht darin, Frömmigkeit zu praktizieren, das heißt zu leben, um Gott zu gefallen. 1Ti 4:7-8 übe dich in der Gottseligkeit! … da die Gottseligkeit aber die Verheißung dieses und des zukünftigen Lebens hat. Wir beobachten Paulus‘ Lauf, seinen Glaubenskampf, seinen Lebenszweck:
Philipper 3:7-11: [7]Aber was mir Gewinn war, das habe ich um Christi willen für Schaden gerechnet;[8]ja ich achte nun auch alles für Schaden gegenüber der alles übertreffenden Erkenntnis Christi Jesu, meines Herrn, um dessentwillen ich alles eingebüßt habe, und ich achte es für Unrat, damit ich Christus gewinne[9]und in ihm erfunden werde, daß ich nicht meine eigene Gerechtigkeit (die aus dem Gesetz) habe, sondern die, welche durch den Glauben an Christus erlangt wird, die Gerechtigkeit aus Gott auf Grund des Glaubens,[10]zu erkennen ihn und die Kraft seiner Auferstehung und die Gemeinschaft seiner Leiden, daß ich seinem Tode ähnlich werde,[11]ob ich vielleicht zur Auferstehung aus den Toten gelangen möchte.
Paulus konzentriert sich nicht pathologisch auf Leiden und Tod. Er erkannte, dass sie ein notwendiger Weg waren, um das Ziel des Auferstehungslebens zu erreichen. Dies ist das Ziel, das Paulus für würdig hielt. Das Leiden ist es wert, wenn man bedenkt, wie groß das Ziel der AUFERSTEHUNG VON DEN TOTEN ist.
v. 11 Paulus zweifelte nicht daran, dass er gerettet wurde, aber er sehnte sich sehr danach, dass seine Erlösung durch die Auferstehung seines Körpers vollzogen würde. Das ist etwas, was er noch nicht erreicht und ersehnt hat.
Die Israeliten müssen 2 mal überwinden: Die Israeliten überquerten das Rote Meer, sie wurden aus der Sklaverei gerettet, sie begegnen Gott am Sinai, aber sie mussten den Jordan überqueren, um in das gelobte Land zu gelangen.
V. 12: Bei Paulus gibt es weder Zufriedenheit noch Perfektionismus. Viele Kinder Gottes begnügen sich mit dem Glauben, sie hätten ihr Ziel erreicht und seien gerettet, um ihre Faulheit beim Tragen des Kreuzes zu rechtfertigen.
V 12b (NET2full: aber ich bemühe mich, das zu ergreifen, wofür auch Christus Jesus mich ergriffen hat.) Da Paul erkannte, dass er noch nicht am Ziel war, blieb ihm nur eine Wahl. Er muss weitermachen. Er konnte nicht zurück. Die Israeliten betraten die Wildnis, doch bevor sie ihr Ziel erreichten, starben viele, die nach Ägypten zurückkehren wollten, in der Wildnis. Der Weg mit Gott ist eine Einbahnstraße.
Aber ich machte weiter, was bedeutete, dass Paulus seine Hand an den Pflug gelegt hatte und sich weigerte, zurückzublicken (Lukas 9, [62]Jesus aber sprach zu ihm: Wer seine Hand an den Pflug legt und zurückblickt, ist nicht geschickt zum Reiche Gottes!).
V.12 Paulus verfolgte weiterhin das, was Jesus wollte. Seine Anstrengung (Streben/Jage) erfolgte, um Gottes Willen zu tun, nicht seinen eigenen Willen.
Woher kommt das Streben? Was ist die treibende Kraft? Bei der Wiedergeburt, 2. Korinther 5: [14]Denn die Liebe Christi hält uns zusammen, die wir dafür halten, daß, wenn einer für alle gestorben ist, so sind sie alle gestorben;[15]und er ist darum für alle gestorben, damit die, welche leben, nicht mehr sich selbst leben, sondern dem, der für sie gestorben und auferstanden ist.
Warum oder für wen liest du die Bibel, gehst zum Gottesdienst, tust gute Taten?
Paulus beginnt diesen Vers mit der Vorstellung, dass Jesus Christus ihn ergriffen hat. Das ist eine wichtige Idee; Doch manchmal reagieren Christen auf diese Idee mit Passivität. Sie sagen: „Jesus hält mich fest; Das ist es. Ich bin Christus und komme in den Himmel.“ Paul zeigte eine andere Einstellung; Er war entschlossen, an dem festzuhalten, was Jesus an ihm festgehalten hatte:
1)Römer 6:4-5 stirb und lebe mit Gott [4]Wir sind also mit ihm begraben worden durch die Taufe auf den Tod, auf daß, gleichwie Christus durch die Herrlichkeit des Vaters von den Toten auferweckt worden ist, so auch wir in einem neuen Leben wandeln.[5]Denn wenn wir mit ihm verwachsen sind zur Ähnlichkeit seines Todes, so werden wir es auch zu der seiner Auferstehung sein,
2) sich dem Bild von Jesus Christus ähneln (Römer 8: [29]Denn welche er zuvor ersehen hat, die hat er auch vorherbestimmt, dem Ebenbilde seines Sohnes gleichgestaltet zu werden, damit er der Erstgeborene sei unter vielen Brüdern.)
3)ein Zeuge, der andere zu Gott bringt und mit IHM leidet [Apostelgeschichte 9:15-16 Aber der Herr sprach zu ihm: Gehe hin, denn dieser ist mir ein auserwähltes Werkzeug, um meinen Namen vor Heiden und Könige und vor die Kinder Israel zu tragen!Denn ich werde ihm zeigen, wieviel er um meines Namens willen leiden muß.
Lebenserwartung auf der Welt: durchschnittlich 80 Jahre. Das Himmelreich ist ewiges Leben.
Jesus selbst kam, um zu sterben, zu begraben und wieder aufzuerstehen, wie prophezeit, aber der Weg, den Jesus einschlug, war nicht passiv, sondern er kniete im Garten Gethsemane unter Gebet, Tränen und Flehen nieder und musste Blut vergießen.
2) DAS ZIEL DES LEBENS (Philipper 3:13-14)
Philippus 3:13-14: [13]Brüder, ich halte mich selbst nicht dafür, daß ich es ergriffen habe;[14]eins aber tue ich: Ich vergesse, was dahinten ist, und strecke mich aus nach dem, was vor mir ist, und jage nach dem Ziel, dem Kampfpreis der himmlischen Berufung Gottes in Christus Jesus.
Paul konzentrierte sich auf eine Sache und ließ sich von den Dingen, die hinter ihm lagen, nicht ablenken. Er rückte vor, um den Preis zu gewinnen.
Wir lassen uns oft von Dingen im Hintergrund ablenken, egal ob sie gut oder schlecht sind. Der Blick auf die Vergangenheit trennt uns oft von dem, was Gott für die Zukunft für uns bereithält.
In der Vergangenheit oder in der Zukunft zu leben ist eine Täuschung
Prediger 7:[10]Sprich nicht: Wie kommt es, daß die frühern Tage besser waren als diese? Denn nicht aus Weisheit fragst du so!
Der vergangene Tag ist wie eine verschüttete Schüssel voller Wasser, die nicht wieder aufgefangen werden kann. Die Zeit ist insofern grausam, als sie nicht zurückgehen kann. Ich kann nicht schneller laufen, ich lebe einfach JETZT.
Leben für morgen: Der Junge, der Schuhe putzt, störte die Studenten, jedes Mal für 1 USD fordert, also sagte einer schelmisch: „Morgen werde ich meine Schuhe putzen lassen.“ Morgen kommt er aufgeregt, aber der Student hat gesagt, ich sagte morgen, nicht heute, heute ist nicht morgen. So entging er der Belästigung.
Heute ist der Tag der Erlösung, für Gott zu leben ist jetzt, nicht in der Vergangenheit oder in der Zukunft.
Als Paulus sagte, dass er „vergaß, was dahinter steckte“, bezog er sich darauf, nicht auf vergangene Beziehungen, Erinnerungen, Misserfolge, Versuchungen oder alles andere zurückzublicken, was den Fokus auf „die himmlische Berufung Gottes in Christus Jesus“ lenken könnte.
Das Wort vergessen in Philipper 3:13 bedeutet „aus dem Gedächtnis entfernen oder ihm keine Beachtung schenken“. Auf diese Weise zu „vergessen“ bedeutet, dass man aufhört, über etwas nachzudenken. Um ein Rennen zu gewinnen, muss ein Athlet alle Ablenkungen aus seinem Kopf verbannen. Er darf nicht alle seine frühen Fehler wiederholen oder unterwegs über seine Fehler nachdenken.
In 1. Korinther 9,25 vergleicht Paulus die Krone eines Sportlers mit dem ewigen Preis des Gläubigen: [25]Jeder aber, der sich am Wettlauf beteiligt, ist enthaltsam in allem; jene, um einen vergänglichen Kranz zu empfangen, wir aber einen unvergänglichen. Paulus behielt das Ziel im Auge, denn sein ganzes Ziel und seine Lebensaufgabe bestand darin, Christus zu erreichen: (Philipper 3,7–8).
Wenn es um Vorwärtsbewegungen geht, neigt unser Körper dazu, sich automatisch in die Richtung zu bewegen, auf die unsere Augen gerichtet sind. Ein Läufer, der sich ständig umdreht, um zu sehen, was hinter ihm ist, wird verlieren. Paulus selbst war entschlossen, seine frühere Lebensweise zu „vergessen“, als er Gottes Kirche gewaltsam verfolgte und versuchte, sie zu zerstören (Galater 1, [13]Denn ihr habt von meinem ehemaligen Wandel im Judentum gehört, daß ich die Gemeinde Gottes über die Maßen verfolgte und sie zerstörte). Er dachte nicht länger an die Hindernisse und Barrieren vergangener Misshandlungen, Gefangenschaft und Verlassenheit (2. Korinther 4,8–9 [8]Wir werden allenthalben bedrängt, aber nicht erdrückt; wir kommen in Verlegenheit, aber nicht in Verzweiflung;[9]wir werden verfolgt, aber nicht verlassen; wir werden niedergeworfen, aber wir kommen nicht um;). Apostelgeschichte 16:22–40; 23:[10]Da aber ein großer Zwist entstand, befürchtete der Oberste, Paulus möchte von ihnen zerrissen werden, und er ließ die Truppe herabkommen und ihn aus ihrer Mitte reißen und in die Kaserne führen. 25:1–12; 28:17–31; 2. Timotheus 1:[15]Das weißt du, daß sich von mir alle abgewandt haben, die in Asien sind, unter ihnen auch Phygellus und Hermogenes.
Stattdessen griff er nach dem, was vor ihm lag. Er blickte zum Himmel, zur Auferstehung seines Körpers und zur Begegnung mit seinem Erlöser von Angesicht zu Angesicht: Philipper 3: [20]Unser Bürgerrecht aber ist im Himmel, von woher wir auch als Retter den Herrn Jesus Christus erwarten,[21]welcher den Leib unsrer Niedrigkeit umgestalten wird, daß er gleichgestaltet werde dem Leibe seiner Herrlichkeit, vermöge der Kraft, durch welche er sich auch alles untertan machen kann!
3) INSTRUMENT DER ÜBERWINDUNG:
Wie behindern die Dinge dahinter unseren Fortschritt in der spirituellen Entwicklung?
Das Festhalten an Gefühlen wie Bitterkeit und Unversöhnlichkeit kann uns verlangsamen und uns sogar in der Vergangenheit festhalten. Die Wiederholung von Konflikten und das Wiederaufleben schmerzhafter Ereignisse reißt nur alte Wunden wieder auf.
Das Fleisch verstößt immer gegen die Gebote. Die Wahrheit ist, dass wir in den 10 Geboten alle verletzen. Die köstlichste Speise des Fleisches ist die Verletzung der 10 Gebote: Götzendienst, Weltliebe, Stolz, Unsicherheit (Ruhetag) … Eifersucht, Gier, Ehebruch… Das Gesetz löst dieses Problem nicht, sondern zeigt nur, dass die Menschen machtlos sind, egal wie sehr sie sich bemühen. Das Ende des Gesetzes ist also das Kommen Christi. Er ist der Einzige, der 10 Gebote erfüllen kann.
„Das Vergessen der Dinge, die dahinter liegen“, bedeutet, „jede Last abzuwerfen, das uns bremst, besonders die Sünde, die uns leicht zum Stolpern bringt“ und „mit Ausdauer den Lauf zu laufen, den Gott für uns vorbereitet hat“. Wir tun dies, indem wir unseren Blick auf Jesus richten, den CHAMPION, der unseren Glauben begründet und vervollkommnet“ (Hebräer 12,1–2).
Das christliche Leben wird mit Blick auf Jesus Christus gelebt. Er ist die höchste Priorität, die unser Leben lebenswert macht. Unser höchstes Ziel ist es, ihn besser kennenzulernen, wie Paulus sagte: (Philipper 3:[10]zu erkennen ihn und die Kraft seiner Auferstehung und die Gemeinschaft seiner Leiden, daß ich seinem Tode ähnlich werde,… [14]eins aber tue ich: Ich vergesse, was dahinten ist, und strecke mich aus nach dem, was vor mir ist, und jage nach dem Ziel, dem Kampfpreis der himmlischen Berufung Gottes in Christus Jesus.).
Der Preis ist Gottes himmlische Berufung. Der Preis ist die Berufung selbst, nicht die Vorteile, die sich aus der Berufung oder irgendetwas anderem ergeben. Der Preis ist die Fähigkeit, das Rennen zu meistern und mit Gott als Partner zusammenzuarbeiten, um die Arbeit seines Reiches auszuführen.
Abschließen:
In diesem Jahr geht es weniger um Fleischlisches, mehr um Kreuz. Wir können das Kreuz nicht ohne Reue ertragen. Wenn Gott uns nicht erleuchtet, werden wir nicht wissen, was Sünde ist. Zum Beispiel half Petrus in Matthäus 6, Gott, er denkt dass es gut sei, aber Jesus tadelte ihn und vertrieb Satan für ihn und sagte, dass er (Jesus) geschlagen werden müsse, sterben und drei Tage später wieder auferstehen müsse. Es gibt viele Dinge, von denen wir denken, dass sie Gott und unseren Nächsten Gutes tun, ohne zu wissen, dass es nur für das Fleischlisches ist. Das Fleisch zu kennen ist nicht einfach. Nur wer vom Heiligen Geist erfüllt ist, kann es wissen. und so bereust du öfter.
1 Gottes Diener sagte, mir sei klar geworden, dass ich nur 1 % meiner Sünden bereut habe … Eine großartige Erkenntnis über Jesus.
Wenn Sie nur noch einen Tag zu leben hätten, was würden Sie an diesem Tag tun?
Zu diesem Zeitpunkt werden Ziele, Träume und viel Liebe ohne Gott bedeutungslos sein … werden vergessen. Wie werden Sie sich vorstellen, Gott zu begegnen?
Am 4:12 Bereitet euch darauf vor, eurem Gott zu begegnen.
Lernen wir die Weisheit der Ameisen kennen: Die Vietnamesen haben ein Sprichwort: „fleissige Ameisen füllen langsam das Nest.“ Machen Sie es sich zur Gewohnheit, täglich die Bibel zu lesen
Göttliche Gewohnheiten: die Bibel lesen, täglich beten
Wenn Sie sich beim Lesen der Bibel langweilen, liegt ein Problem in unserem Fleisch vor und wir müssen das Fleisch disziplinieren.
Bibelstudienprogramm für die Woche, bekannt gegeben auf der Seite der Kirche, Mittwoch bis Donnerstag um 20:00 Uhr. Studieren Sie die Bibel Kapitel für Kapitel, hören Sie zu oder nehmen Sie über Zoom oder YouTube teil. Üben Sie die Disziplin, der Bibel zuzuhören und sie zu studieren.
Lassen Sie dieses Jahr das Jahr sein, in dem Sie sich vorgenommen haben, mindestens einmal die Bibel zu lesen. Führe ein tägliches Gebetsleben, halte eine tägliche Gebetszeit mit Gott, eine ruhige Zeit
Wir können nicht kontrollieren, was morgen kommt, nur Gott weiß es, aber wir können die Tage unseres Lebens zählen. Seien Sie nicht leichtsinnig, disziplinieren Sie sich, indem Sie das Kreuz tragen und Jesus nachfolgen. Amen.