Lòng dạ có nghĩa là trái tim. Luật pháp ghi vào trong tim, ghi khắc trong con tim
Không phải ghi nhớ vào đầu, trong bộ nhớ, trong não, chúng ta có thể học thuộc lòng Kinh Thánh nhưng vẫn chưa chắc được ghi vào lòng. Mặc dù việc học thuộc lòng lời Chúa là một thói quen tốt
Giô-suê 1: 8 Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm
Nếu chúng ta nghẫm nghĩ về điều này, thì việc Đức Chúa Trời ghi khắc vào lòng đó là ý định được trở thành hiện thực trong Tân ước.
Khi nói đến thành ngữ ghi khắc vào lòng, ghi lòng tạc dạ, là nói về điều gì đó rất quan trọng, rất có giá trị, có ý nghĩa sống còn. Điều kỳ lạ là Trái tim vừa mở rộng khi nói về tình yêu thương, vừa là nơi bảo mật tốt nhất
Trái tim là quan trọng nhất. Nhưng cũng bệnh về tim là nhiều nhất ngày nay. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Không ai hiểu hết được chính mình: lòng tham không đáy.
Tất cả những bài học cư xử, là kỹ năng sống, cũng như công cụ,không định nghĩa người đó tốt hay xấu, nó chỉ giúp bạn tiện nghi, thoải mái hơn thôi
Tấm lòng con người là cửa ngõ vào ra của một người và thế giới. Trận chiến, xung đột, mọi nguyên nhân đều có liên quan đến lòng người.
Như vậy Kẻ thù lớn nhất mỗi cá nhân chúng ta không phải là con người, hoàn cảnh mà là chính con người xác thịt chúng ta cần xử lý.
Ý định của Đức Chúa Trời ghi luật pháp vào lòng là từ lúc ban đầu
Phục truyền luật lệ ký 6:6 Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi
Cựu ước báo trước rằng Đức Chúa Trời sẽ lập giao ước mới bằng cách ghi vào trong lòng chúng ta
Giê-rê-mi 31: 31 Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. 32 Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. 33 Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta
Ê-xê-chi-ên 36: 25 Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. 26 Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. 27 Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo
Vì vậy điều này được ứng nghiệm trong Tân ước Hê-bê-rơ 10: 16 Chúa phán: ‘‘Nầy là giao ước Ta sẽ lập với họ: Sau những ngày đó, Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong lòng họ Và ghi tạc vào trí họ.”
Điều này xảy ra như thế nào ? Trước hết chúng ta ôn lại trái tim, tấm lòng, lương tâm đồng nghĩa với nhau
Hê-bê-rơ 10: 22 nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.
Việc lòng chúng ta được rảy sạch khỏi lương tâm xấu cho thấy lương tâm cũng là một phần trong lòng chúng ta.
câu 1 John 3:20 cũng nói rất rõ rằng lương tâm là một phần của lòng chúng ta. “ 20 Vì nếu lòng mình cáo trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự ”. Vì lương tâm của chúng ta cáo trách hoặc lên án chúng ta khi chúng ta làm điều gì đó sai trái,
Như vậy trong Kinh Thánh trái tim/ tấm lòng truyền tải toàn bộ bản ngã bên trong của chúng ta. (chân tướng) (từ trong lòng mà ra những ác tưởng: Mác 7: 21 Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, 22 tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. 23 Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.
Nhưng Kinh Thánh cũng nói Mat 5: 8 Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời! Thi 66: 18 Nếu lòng tôi có chú về tội ác, Ắt Chúa chẳng nghe tôi.
Trong trái tim chúng ta ý thức một điều quí giá bị mất và đang đi tìm, như A-đam và Ê-va tìm vô vọng về vườn Ê-đen, hạnh phúc thật, thì cuộc đời là chuyến đi này, chuyến đi tìm đường về nhà, đường về thiên quốc, được ứng nghiệm trong A-đam cuối cùng là Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta tôn Chúa Giê-xu làm chúa, làm chủ.
Đây là điểm làm nên hình hài 1 con người Ai đang làm chủ ở đây.
Chúng ta thường lý luận: con người không sống thật được, cũng xấu xấu một chút và Phao-lô cũng đã từng nói như vậy, nhưng điều khác ở Phao-lô là gì?
Rô-ma7: 5 Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. 6 Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự. luật pháp là máy chụp CT để chụp trái tim chúng ta vậy 7 Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam,
thì tôi đã không biết sự tham lam. 8 Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi: Vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi. 9 Ngày xưa tôi không có luật pháp mà tôi sống; nhưng khi điều răn đến, thì tội lỗi lại sống, 10 còn tôi thì chết; vậy thì té ra điều răn vốn nên làm cho tôi sống, đã dắt tôi đến sự chết. 11 Vì tội lỗi đã nhân dịp, dùng điều răn dỗ dành tôi và nhân đó làm cho tôi chết. 12 Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành. 13 Vậy thì điều lành trở làm cớ cho tôi chết sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhân điều lành làm chết tôi, tự bày ra nó là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhân điều răn trở nên cực ác.(BHĐ Như thế qua điều răn, tội lỗi trở thành cực kỳ ác.) 14 Vì chúng ta biết rằng luật là thiêng liêng, nhưng tôi là con người xác thịt đã bị bán làm nô lệ cho tội lỗi. 15 Vì tôi không hiểu điều tôi làm; tôi không làm điều tôi muốn, nhưng tôi lại làm điều tôi ghét. 16 Nhưng nếu tôi làm điều tôi không muốn thì tôi đồng ý kinh luật là tốt lành. 17 Bây giờ chẳng phải tôi làm điều đó, nhưng là tội lỗi ở trong tôi làm. 18 Vì tôi biết rằng điều lành chẳng ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi; vì ý muốn làm điều lành thì có trong tôi, nhưng tôi không thể làm được; 19 vì tôi không làm điều lành tôi muốn, nhưng lại làm điều ác tôi không muốn. 20 Nhưng nếu tôi làm điều tôi không muốn thì không còn phải là tôi làm nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi. 21 Vậy tôi tìm thấy có luật này: Đó là khi tôi muốn làm điều lành thì điều ác cứ vương vấn tôi; 22 Vì theo con người bề trong thì tôi thích kinh luật của Đức Chúa Trời, 23 Nhưng tôi nhận thấy trong chi thể tôi một luật khác tranh chiến với luật của tâm trí tôi, và bắt tôi làm nô lệ cho luật tội lỗi là luật ở trong các chi thể tôi. 24 Khốn khổ cho tôi; ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể hay chết này; 25 Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta. Như vậy, một mặt với tâm trí, tôi phục kinh luật của Đức Chúa Trời, mặt khác với xác thịt, tôi phục luật của tội lỗi.
chúng ta có đạt được đến điểm như Phao-lô không ? chúng ta có nói được như ông không ?
chúng ta có thể nói được 1 vế. Khi Phao-lô nhận ra con người xấu xa của mình và nói toạc móng heo không giấu diếm: tôi rất xấu xa… Nhưng mặt khác tâm trí Phao-lô đã nhuần nhuyễn với Lời Kinh Thánh, nên ông nói với tâm trí, tôi phục kinh luật của Đức Chúa Trời. Đây là điều kiện sống còn, đây là chỗ làm chúng ta khác nhau, hoặc con đường rộng hoặc con đường hẹp như Chúa Giê-xu nói.
Chúng ta đã quan sát một phần nào trái tim vốn không chia cắt nhưng bởi tội lỗi đã bị chia 2, một bên khuynh hướng muốn làm đẹp lòng Chúa, mặt kia muốn làm và bị bắt làm nô lệ cho xác thịt. Cả hai đều do thế lực từ bên ngoài tác động vào trái tim, không phải chúng ta. Hoặc bóng tối, hoặc ánh sáng. Hoặc Đức Chúa Trời hoặc quyền lực tối tăm- Sa-tan đứng sau đó giật dây xác thịt.
Nhưng từ trái tim đó mà ra các nguồn sự sống. (Châm Ngôn 4:23).
Chúng ta được cai quản từ một điểm thống nhất này. Đó là trung tâm điều khiển
Nguồn gốc của mọi suy nghĩ, nơi trú ngụ của mọi niềm đam mê và là trọng tài của mọi quyết định.
Tất cả đều được tạo ra và cai quản bởi một điểm thống nhất KHÔNG CHIA CẮT NÀY. Đó là lý do tại sao mọi điều thiết yếu đối với đời sống Cơ Đốc—lời nói, sự ăn năn, đức tin, sự phục vụ, sự vâng lời, sự thờ phượng, cách sống và tình yêu của bạn—phải được thực hiện “hết lòng” Ma-thi-ơ 22: 37 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng καρδία (kardia) ‘heart’ (G2588), hết linh hồn, hết ý (mind (dianoia – διάνοια)) mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi).
Như ngọn lửa không nóng cháy và chuyển động, thì không phải là lửa, thì trái tim luôn đập không ngừng nghỉ, tim ngừng đập là chết. Nên về vấn đề trái tim là không có sự trung lập, không có sự đứng ở giữa. khi nói về trái tim bạn hoặc thuộc về sự sáng, hoặc tối, trắng hoặc đen, trái hoặc phải…
Đặc điểm của trái tim là nhất quán, nghĩa là trước sau như một, đồng nghĩa: trung tín, trung thành, chung thủy, không lừa dối. Nhưng Tân ước dạy chúng ta đừng tự dối mình, nghĩa là đừng lừa dối trái tim. Tôi nghĩ rằng không ai muốn làm điều này, ngoại trừ người đó vì thiếu hiểu biết, thiếu sự xây dựng đời sống đức tin trên Lời Đức Chúa Trời, thiếu đọc Kinh Thánh, thiếu sự cầu nguyện với Chúa mà thôi.
Trái tim như bánh lái của con tàu. Nó định hướng và sau đó thiết lập hướng đi cho cuộc đời bạn. Nghĩ trong lòng (động cơ bên trong) như thế nào, thì con người cũng kết quả như vậy. châm ngôn 23: 7a BDM: Vì như hắn suy nghĩ trong lòng thể nào, Thì hắn quả như vậy
Nói một cách toàn diện, trái tim bao gồm nhiều chức năng khác nhau, bao gồm tâm trí, ham muốn và ý chí. (hình ảnh)
Tâm trí của trái tim bao gồm những gì chúng ta biết: suy nghĩ, ý tưởng, ký ức (trí nhớ) và trí tưởng tượng của chúng ta.
Những ham muốn của trái tim bao gồm những gì chúng ta yêu thích: những gì chúng ta muốn, tìm kiếm, khao khát và do đó cảm xúc.
Ý chí của trái tim ám chỉ những gì chúng ta lựa chọn: liệu chúng ta sẽ chống lại hay khuất phục, liệu chúng ta sẽ nói “có” hay “không”, và liệu chúng ta yếu đuối hay mạnh mẽ trong quyết tâm của mình.
Trái tim tập trung vào những gì nó trân trọng nhất. Những lựa chọn của nó được thúc đẩy và phản ánh những cam kết về mặt cảm xúc.
Ham muốn. Dù tốt hay xấu, trái tim đều mong muốn sự thỏa mãn, an toàn, thoải mái, hạnh phúc và nhiều thứ khác nữa. Ham muốn có thể là những điều tội lỗi (như đam mê xác thịt)
Cảm xúc của chúng ta bộc lộ những gì nằm ở cốt lõi của con người chúng ta, không chỉ những gì chúng ta cảm thấy.
Tùy thuộc vào việc ham muốn của chúng ta được đáp ứng hay bị từ chối, trái tim chúng ta cảm thấy tức giận, vui mừng, ghen tị, thịnh nộ, lo lắng sợ hãi, buồn bã, tương tư, đau khổ, tuyệt vọng và nhiều cảm xúc khác
Chúng ta đi dần đến câu trả lời cho câu hỏi
TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LẠI MUỐN GHI LUẬT PHÁP VÀO LÒNG?
Đức Chúa Trời MUỐN THAY ĐỔI BẢN CHẤT CHÚNG TA. 2Cô-rinh-tô 5:17 Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.
Đầu tiên chúng ta phải công nhận rằng đây là đặc quyền của Ngài. Chỉ duy nhất Đức Chúa Trời mới làm được điều này. Con người chế tạo người máy, Ai, nhưng không thể có trái tim.
Lúc con người phạm tội, vấn đề không phải trái biết điều thiện, điều ác (trái tri thức),mà cách hành xử của A-đam và Ê-va, thái độ của họ mới là vấn đề, họ có thái độ không đầu phục, không vâng lời, Chúa muốn họ đạt tri thức bằng cách vâng lời Chúa. Nhưng họ đã chọn phản loạn.
không vâng lời Ngài là tội chết người đối với Đức Chúa Trời thánh khiết, chúng ta gọi Ngài là Chúa nhưng Ngài không là chủ đối với chúng ta.
Trong cựu ước, nếu một nô lệ khi mãn hạn 6 năm được phóng thích năm thứ 7:(Xuất Ê-díp-tô ký21: 5-6: 5 Nếu kẻ tôi mọi nói rằng: Tôi thương chủ, vợ và con tôi, không muốn ra được tự do, Nếu sau sáu năm làm nô lệ, một người đầy tớ muốn cam kết cả đời với chủ – vì lòng tốt của chủ và những phước lành của chủ dành cho đầy tớ – anh ta có thể, thông qua nghi lễ này, cam kết trọn đời với người chủ của mình. Sự cam kết này không được thúc đẩy bởi nợ nần hay nghĩa vụ, CHỈ BỞI TÌNH YÊU đối với chủ và những điều tốt đẹp mà chủ đã cung cấp cho đầy tớ. 6 thì người chủ sẽ dẫn nó đến trước mặt Đức Chúa Trời, biểu lại gần cửa hay là cột, rồi lấy mũi dùi xỏ tai; nó sẽ hầu việc người chủ đó trọn đời: Điều này mô tả buổi lễ công khai và được công nhận để công nhận một nô lệ sẵn lòng với chủ, một người đã hoàn thành nghĩa vụ của mình nhưng vẫn muốn phục vụ chủ mình vì tình yêu thương.
Đó là một điều đáng chú ý khi nghĩ về nghi lễ này được thực hiện. Một người đầy tớ nói: “Tôi biết tôi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với chủ và tôi đã phục vụ những gì tôi đã nợ. Tuy nhiên, tôi yêu chủ của mình và rất biết ơn những gì ông ấy đã ban cho, đến nỗi tôi sẵn sàng tự ràng buộc mình suốt đời, không phải vì nợ nần, xấu hổ hay thất bại, mà vì tình yêu.”
Thi Thiên 40: 6 Chúa không thích đẹp hi sinh hoặc của lễ chay: Chúa đã xỏ tai tôi. Chúa không có đòi của lễ thiêu hay là của lễ chuộc tội. Chúa Giê-su là một nô lệ hoàn hảo cho Đức Chúa Cha (Phi-líp 2: 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người).
“Cây dùi đó tượng trưng cho chiếc đinh đóng chặt Đấng Christ vào thập tự giá, và chúng ta phải trông đợi nó trong mọi hành động dâng mình thực sự.” (Meyer)
nó sẽ hầu việc người chủ đó trọn đời (Xuất Ê-díp-tô ký21:6): Chúa Giê-su đã cho chúng ta quyền được gọi là bạn thay vì tôi tớ (Giăng 15:15 Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ chẳng biết điều chủ mình làm; nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta). Tuy nhiên, các tác giả của Tân Ước đã tìm thấy rất nhiều vinh quang khi đơn giản được coi là những nô lệ của Chúa Giê-su (Rô-ma 1: 11 Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ; Gia-cơ 1: 1 Gia-cơ, tôi tớ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus Christ; 2 Phi-e-rơ 1: 1 Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, Giu-đe 1: 1 Giu-đe, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ).
Người ngoại có phong tục đóng dấu sắt nung nô lệ bằng tên hoặc dấu hiệu của chủ nhân. Phao-lô tự gọi mình chỉ là một nô lệ như vậy trong Ga-la-ti 6:17: 17 Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Jêsus vậy. Phao-lô đã nguyện làm nô lệ suốt đời cho Chúa Giê-xu.
Ma-ri trong Lu 2:35 35 còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi. Ấy vậy tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ. ý tưởng là suy nghĩ theo Kinh Thánh, đánh dấu bằng thập tự giá, được thể hiện qua đời sống cầu nguyện vâng theo Lời Chúa.
Đây là hình ảnh của tội nhân về sự phục vụ vì tội lỗi; có một nơi mà tội nhân, vì yêu tội lỗi của mình, đã đóng ấn trái tim mình cho tội lỗi làm chủ nhân của mình.
Đây là hình ảnh về sự phục vụ của chúng ta đối với Chúa Giê-xu.
· Chúng ta có quyền tự do nếu chúng ta muốn.
· Chúng ta phải sẵn sàng chịu hậu quả của sự hầu việc mình đã chọn.
· Chúng ta phải được thúc đẩy bởi tình yêu đối với chủ/Chúa của chúng ta.
Môi trường sống của cá là nước, môi trường sống của cây cối là đất, của chim là bầu trời, và con người là trong Đức Chúa Trời.
Trong ý nghĩa này: cá lệ thuộc vào nước, cây cối lệ thuộc vào đất, chim lệ thuộc vào bầu trời, thì con người cũng lệ thuộc vào Đức Chúa Trời như vậy. Kinh Thánh nói con người là hình ảnh của Đức Chúa Trời. Bạn đứng trước gương thấy bạn, bạn không ở trước gương, chỉ là hư không. Không có Chúa chúng ta chỉ là hư không, vô nghĩa.
Đây là nghĩa của từ nô lệ. Theo Kinh Thánh. Một người vác thập tự giá theo Chúa là nô lệ tình nguyện. Nói cách khác chúng ta chỉ có thể vác thập tự, không phải để sửa tính cách chúng ta cho tốt, để sống tốt, mà là bởi vì chúng ta yêu Chúa Giê-xu và chúng ta không muốn làm Ngài buồn,
Cách tốt nhất để giữ trái tim mình, giữ lòng mình là ghi Lời Chúa vào trong đó nhờ Đức Thánh Linh.
2Cô-rinh-tô 3:3: Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em.
Càng ghi Lời Chúa vào trong lòng bao nhiêu chúng ta càng mau nghe, chậm nói, chậm giận bấy nhiêu (Gia-cơ 1:19)
Người nô lệ có cái tai đã được xỏ, sẽ mau mắn nghe từ chủ mình.
Es 50:4 4 Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Ngài đánh thức ta mỗi buổi sớm mai, đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học trò vậy. 5 Thật, Chúa Giê-hô-va đã mở tai ta, ta không trái nghịch, cũng không giựt lùi.
Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao Chúa Giê-xu lại nói nhiều câu: Mat 11:15 15 Ai có tai mà nghe, hãy nghe. Khoảng 16 lần trong Tân ước.
Trong đó 8 lần là của Đấng Phục Sinh trong Khải huyền phán
Kh 2:7 7 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi
của Đức Chúa Trời.
Kh 2:11 11 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai.
Kh 2:17 17 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma na đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.
Kh 2:29 29 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
Kh 3:6 6 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
Kh 3:13 13 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
Kh 3:22 22 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
Kh 13:9 9 Ai có tai, hãy nghe!
Kết luận
Rèn luyện sự tin kính và sự thỏa lòng (ITi 6:6-10) liên hệ nhiều đến tấm lòng, đến trái tim. Có nhiều loại đức tin, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. (Giăng 3,16) Cũng như có nhiều sắc dân nhưng cùng máu đỏ. Và tất cả đều cần Đức Chúa Trời! Danh kêu cầu để được cứu của Ngài là Giê-xu Christ!
Chúng ta đã học giữ tấm lòng, nhưng làm thế nào để giữ tấm lòng ? chỉ bằng cách để Đức Chúa Trời ghi luật pháp vào lòng chúng ta. Làm điều đó bằng cách nào? Hãy học theo Phao-lô lấy tâm trí phục luật pháp Đức Chúa Trời: hãy đọc Kinh Thánh hàng ngày, cầu nguyện hàng ngày với Đức Chúa Trời, trong Danh Chúa Giê-xu.
Như người học tiếng đức ít ra nói được thi đậu tối thiểu bằng B1, thì Ban đầu là Ngôi Lời, chứ không phải ban đầu là Đức Thánh Linh. như nhiều người có thể nhầm, có Đức Thánh Linh mà không cần đọc Kinh Thánh cũng được.
Trái tim bạn thuộc về ai? Who is who, ai sẽ là ai trong trái tim bạn, là điều sẽ bày tỏ ra trong ngày Đức Chúa Trời.
Chúa Giê-xu dạy cầu nguyện xin ý Cha được nên, Danh Cha được tôn Thánh, và nước Cha được đến. Cũng liên hệ với lòng chúng ta.
Phao-lô nói với anh em Cô-rinh-tô trong 2Cô-rinh-tô 6:13 hãy mở rộng lòng anh em!
Ngài không ấn tượng khi chúng con nói đầu môi chót lưỡi tôn thờ Ngài mà Ngài muốn điều đó từ đáy lòng. Xin Chúa ghi luật pháp vào lòng con, xin Chúa cho con thấy Lời Ngài là ngọt ngào, xin Cha giữ chúng con khỏi điều ác. Chúng con muốn tôn Ngài là Chúa xin cho chúng con được tháp vào gốc và được kết quả cho Ngài.
Amen
—-
Das Gesetz, das ins Herz geschrieben ist
Herz bedeutet Eingeweide. Das Gesetz ist in Eingeweide geschrieben, ins Herz geschrieben
Es ist nicht so, dass wir das Gesetz in unseren Köpfen, in unseren Gedächtnis, in unserem Gehirn auswendig lernen. Wir können die Bibel auswendig lernen, aber das Gesetz ist immer noch nicht unbedingt in unserem Herzen geschrieben. Obwohl es eine gute Angewohnheit ist, Gottes Wort auswendig zu lernen
Dieses Gesetzbuch soll nicht von deinem Munde weichen, sondern forsche darin Tag und Nacht (Josua 1:8a)
Wenn wir darüber nachdenken, ist Gottes Schreiben in unsere Herzen die Absicht, die im Neuen Testament verwirklicht wird.
Wenn es um die Redewendung „in das Herz eingraviert“ oder „in Eingeweide, in Herzen eingraviert“ geht, bedeutet es, über etwas sehr Wichtiges, sehr Wertvolles, von lebenswichtiger Bedeutung zu sprechen. Das Seltsame ist, dass das Herz sowohl offen ist, wenn es um Liebe als auch um das bestegehüttete Geheimnis, und Sicherheit geht.
Das Herz ist das Wichtigste. Aber auch Herzerkrankungen sind heute am häufigsten. Die Bibel sagt uns, dass niemand sich selbst vollständig versteht: Gier ist grundlos.
Bei allen Verhaltenslektionen handelt es sich um Lebenskompetenzen und Werkzeuge. Sie definieren nicht, ob eine Person gut oder schlecht ist, sie helfen uns lediglich dabei, sich wohler, komfortabler zu fühlen.
Das menschliche Herz ist das Tor zum Menschen und zur Welt. Es ist das Kampffeld, Konflikte, alle Ursachen haben etwas mit dem menschlichen Herzen zu tun.
Daher sind der größte Feind eines jeden von uns nicht Menschen oder Umstände, sondern das Fleisch in uns, mit dem wir uns auseinandersetzen müssen.
Es war von Anfang an Gottes Absicht, das Gesetz in unsere Herzen zu schreiben
Und diese Worte, die ich dir heute gebiete, sollst du auf dem Herzen tragen (5.Mose 6:6)
Das Alte Testament sagte voraus, dass Gott einen neuen Bund schließen würde, indem er ihn in unsere Herzen schrieb
Siehe, es kommen Tage, spricht der HERR, da ich mit dem Hause Israel und mit dem Hause Juda einen neuen Bund schließen werde;nicht wie der Bund, den ich mit ihren Vätern schloß an dem Tage, da ich sie bei der Hand ergriff, um sie aus dem Lande Ägypten auszuführen; denn sie haben meinen Bund gebrochen, und ich hatte sie mir doch angetraut, spricht der HERR.Sondern das ist der Bund, den ich mit dem Hause Israel nach jenen Tagen schließen will, spricht der HERR: Ich will mein Gesetz in ihr Herz geben und es in ihren Sinn schreiben und will ihr Gott sein, und sie sollen mein Volk sein (Jeremia 31:31-33)
Ich will reines Wasser über euch sprengen, daß ihr rein werdet; von aller eurer Unreinigkeit und von allen euren Götzen will ich euch reinigen.Und ich will euch ein neues Herz geben und einen neuen Geist in euch legen; ich will das steinerne Herz aus eurem Fleisch wegnehmen und euch ein fleischernes Herz geben;]ich will meinen Geist in euch geben und will solche Leute aus euch machen, die in meinen Satzungen wandeln und meine Rechte beobachten und tun. (Hesekiel 36.25-27)
Dies wird also im Neuen Testament, Hebräer 10,16 erfüllt denn, nachdem gesagt worden ist: »Das ist der Bund, den ich mit ihnen schließen will nach diesen Tagen«, spricht der Herr: »Ich will meine Gesetze in ihre Herzen geben und sie in ihre Sinne schreiben.
Wie passiert das? Sehen wir uns zunächst die Synonyme von Herz und Gewissen in Hebräer 10:22 an: so lasset uns hinzutreten mit wahrhaftigem Herzen, in voller Glaubenszuversicht, durch Besprengung der Herzen los vom bösen Gewissen und gewaschen am Leibe mit reinem Wasser.
Die Tatsache, dass unsere Herzen von schlechtem Gewissen befreit sind, zeigt, dass das Gewissen auch ein Teil unseres Herzens ist.
Vers 1 Johannes 3:20 sagt auch sehr deutlich, dass das Gewissen ein Teil unseres Herzens ist: daß, wenn unser Herz uns verdammt, Gott größer ist als unser Herz und alles weiß. Weil unser Gewissen uns beschuldigt oder verurteilt, wenn wir etwas falsch machen.
So vermittelt das Herz in der Bibel unser gesamtes inneres Selbst. (wahres Ich) (aus dem Herzen kommen böse Gedanken: Markus 7: 21-23: Denn von innen, aus dem Herzen des Menschen, kommen hervor die bösen Gedanken, Unzucht, Mord, Diebstahl,Ehebruch, Geiz, Bosheit, Betrug, Üppigkeit, Neid, Lästerung, Hoffart, Unvernunft.All dies Böse kommt von innen heraus und verunreinigt den Menschen.
Aber die Bibel sagt auch Matthäus 5:8 Selig sind, die reines Herzens sind; denn sie werden Gott schauen!
und Psalm 66: [18]Hätte ich Unrecht vorgehabt in meinem Herzen, so hätte der Herr nicht erhört;
In unseren Herzen sind wir uns dessen bewusst, dass wir etwas Kostbares verloren haben, und suchen danach, wie Adam und Eva vergeblich nach dem Garten Eden suchen, dem wahren Glück, dann ist das Leben diese Reise, die Pilger, um den Weg nach Hause zu finden Der Weg zurück in den Himmel wird im letzten Adam, Jesus, erfüllt. Wenn wir Jesus zu unserem Herrn und Meister machen.
Dies ist der Hauptpunkt, der das Image einer Person erzeugt, die hier die Kontrolle hat.
Wir argumentieren oft: „Ich kann nicht wahrhaftig guter Mensch, und manchmal bisschen böse, schlecht sein“ und Auch Paulus hat das Gleiche gesagt, aber was ist an Paulus anders?
Römer7: [5] Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết.[6] Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.
Das Gesetz ist wie ein CT-Scanner, der unsere Herzen scannt
[7]Was wollen wir nun sagen? Ist das Gesetz Sünde? Das sei ferne! Aber die Sünde hätte ich nicht erkannt, außer durch das Gesetz; denn von der Lust hätte ich nichts gewußt, wenn das Gesetz nicht gesagt hätte: Laß dich nicht gelüsten![8]Da nahm aber die Sünde einen Anlaß und bewirkte durch das Verbot in mir allerlei Gelüste; denn ohne das Gesetz ist die Sünde tot.[9]Ich aber lebte, als ich noch ohne Gesetz war; als aber das Gesetz kam, lebte die Sünde auf;[10]ich aber starb, und das zum Leben gegebene Gesetz erwies sich mir todbringend.[11]Denn die Sünde nahm einen Anlaß und verführte mich durch das Gebot und tötete mich durch dasselbe.[12]So ist nun das Gesetz heilig, und das Gebot ist heilig, gerecht und gut![13]Gereichte nun das Gute mir zum Tode? Das sei ferne! Sondern die Sünde, damit sie als Sünde erscheine, hat mir durch das Gute den Tod bewirkt, auf daß die Sünde überaus sündig würde durch das Gebot.[14]Denn wir wissen, daß das Gesetz geistlich ist; ich aber bin fleischlich, unter die Sünde verkauft.[15]Denn was ich vollbringe, billige ich nicht; denn ich tue nicht, was ich will, sondern was ich hasse, das übe ich aus.[16]Wenn ich aber das tue, was ich nicht will, so stimme ich dem Gesetz bei, daß es trefflich ist.[17]Nun aber vollbringe nicht mehr ich dasselbe, sondern die Sünde, die in mir wohnt.[18]Denn ich weiß, daß in mir, das ist in meinem Fleische, nichts Gutes wohnt; das Wollen ist zwar bei mir vorhanden, aber das Vollbringen des Guten gelingt mir nicht![19]Denn nicht das Gute, das ich will, tue ich, sondern das Böse, das ich nicht will, übe ich aus.[20]Wenn ich aber das tue, was ich nicht will, so vollbringe nicht mehr ich dasselbe, sondern die Sünde, die in mir wohnt.[21]Ich finde also das Gesetz vor, wonach mir, der ich das Gute tun will, das Böse anhängt.[22]Denn ich habe Lust an dem Gesetz Gottes nach dem inwendigen Menschen;[23]ich sehe aber ein anderes Gesetz in meinen Gliedern, das dem Gesetz meiner Vernunft widerstreitet und mich gefangen nimmt in dem Gesetz der Sünde, das in meinen Gliedern ist.[24]Ich elender Mensch! Wer wird mich erlösen von diesem Todesleib?[25]Ich danke Gott durch Jesus Christus, unsren Herrn! So diene nun ich selbst mit der Vernunft dem Gesetz Gottes, mit dem Fleische aber dem Gesetz der Sünde.
Sind wir am selben Punkt angelangt wie Paulus? Können wir wie er sprechen?
Wir können nur einseitig sagen. Als Paulus seine böse Persönlichkeit erkannte und es offen sagte: mir ist„das Böse anhängt… Aber andererseits war Paulus mit seiner Vernunft mit der Bibel vertraut, also sprach er mit seiner Vernunft: „Ich unterwerfe mich dem Gesetz Gottes.“ Das ist die Überlebensbedingung, darin sind wir anders, entweder ist der breite Weg oder der schmale Weg, wie Jesus lehrte.
Wir haben einen Teil des Herzens beobachtet, der nicht gespalten ist, sondern aufgrund der Sünde in zwei Teile geteilt wurde. Die eine Seite neigt dazu, Gott zu gefallen, die andere Seite möchte es tun und dem Fleisch versklavt werden. Beide werden durch äußere Kräfte verursacht, die auf das Herz einwirken, nicht auf uns. Entweder Dunkelheit oder Licht. Entweder Gott oder die Macht der Dunkelheit – Satan steht dahinter und zieht die Fäden des Fleisches.
Aber aus diesem Herzen kommen die Quellen des Lebens. (Sprüche 4.23)
Wir werden von diesem einen Punkt der Einheit aus regiert. Es ist das Kontrollzentrum
Die Quelle aller Gedanken, der Sitz aller Leidenschaften und der Schiedsrichter aller Entscheidungen.
Alle werden von diesem einen Punkt der UNGETEILTEN Einheit geschaffen und regiert. Deshalb muss alles Wesentliche für das christliche Leben – Deine Worte, deine Reue, dein Glaube, dein Dienst, dein Gehorsam, deine Anbetung, dein Leben und deine Liebe – „von ganzem Herzen“ gelebt werden (Matthäus 22): [37]Jesus sprach zu ihm: »Du sollst den Herrn, deinen Gott, lieben mit deinem ganzen Herzen und mit deiner ganzen Seele und mit deinem ganzen Gemüt.«
So wie ein Feuer, das nicht heiß brennt und sich nicht bewegt, es kein Feuer ist, so schlägt das Herz ohne Unterlaß, wenn das Herz aufhört zu schlagen, dann stirbt es. Wenn es also um Herzensangelegenheiten geht, gibt es keine Neutralität, kein Mittelstehen. dein Herz gehört entweder zu Licht oder Finternis, weiß oder schwarz, falsch oder richtig …
Das Merkmal des Herzens ist Integrität, was immer das Gleiche, beständig bedeutet, synonym: treu, wahrhaftig, nicht betrügerisch. Aber das Neue Testament lehrt uns, uns selbst nicht zu täuschen, das heißt, unsere Herzen nicht zu täuschen. Ich denke, niemand möchte dies tun, außer dieser Person, weil es ihm an Verständnis mangelt, weil er nicht in der Lage ist, ein Leben im Glauben auf Gottes Wort aufzubauen, weil er nicht in der Bibel liest und weil er nicht zu Gott betet.
Das Herz ist wie das Ruder eines Schiffes. Es orientiert und gibt dann die Richtung Ihres Lebens vor. Was auch immer man in seinem Herzen denkt (innere Motivation), das Ergebnis wird das gleiche sein. Sprüche 23:7a: For as he thinketh in his heart, so is he (KJV)
Umfassend gesehen umfasst das Herz viele verschiedene Funktionen, einschließlich des Verstandes,(Vernunft), der Wünsche und des Willens. (Bild)
Der Geist (Vernunft, Verstand) des Herzens umfasst das, was wir wissen: unsere Gedanken, Ideen, Erinnerungen (Gedächtnis) und Vorstellungskraft.
Zu den Wünschen, Verlangen des Herzens gehört das, was wir lieben: was wir wollen, suchen, uns sehnen und deshalb fühlen.
Der Wille des Herzens bezieht sich auf die Wahl: ob wir Widerstand leisten oder uns unterwerfen, ob wir „Ja“ oder „Nein“ sagen und ob wir in unserer Entschlossenheit schwach oder stark sind.
Das Herz konzentriert sich auf das, was es am meisten schätzt. Seine Entscheidungen sind motiviert und spiegeln emotionale Verpflichtungen wider.
Wünschen, Verlangen (Lust). Im Guten wie im Schlechten sehnt sich das Herz nach Zufriedenheit, Sicherheit, Trost, Glück und mehr. Wünsche können sündige Dinge sein (wie fleischliche Leidenschaft).
Unsere Emotionen offenbaren, was den Kern unseres Wesens ausmacht, und nicht nur, was wir fühlen.
Je nachdem, ob unsere Wünsche erfüllt oder abgelehnt werden, empfinden unsere Herzen Wut, Freude, Eifersucht, Wut, Angst, Angst, Traurigkeit, Sehnsucht, Kummer, Verzweiflung und Verzweiflung, Hoffnung und viele andere Emotionen.
Nach und nach kommen wir zur Antwort auf die Frage WARUM WILL GOTT DAS GESETZ IN DAS HERZEN SCHREIBEN?
Gott WILL UNSERE NATUR VERÄNDERN. 2Korinther 5:17 Darum, ist jemand in Christus, so ist er eine neue Kreatur; das Alte ist vergangen, siehe, es ist alles neu geworden!
Zuerst müssen wir erkennen, dass dies SEIN Vorrecht ist. Nur Gott kann dies tun. Menschen können bauen Roboter, KI, die können aber kein Herz haben.
Wenn Menschen sündigen, ist das Problem nicht die Frucht der Erkenntnis von Gut und Böse (Frucht der Erkenntnis), sondern das Verhalten von Adam und Eva, ihre Einstellung ist das Problem. Haben die beiden die richtige Einstellung, sich zu gehorchen, oder ungehorsam zu sein? Gott wollte, dass Adam und Eva Wissen erlangten, indem sie Gott gehorchten. Aber sie entschieden sich für die Rebellion.
Ihm nicht zu gehorchen ist eine Todsünde gegen einen heiligen Gott. Wir nennen ihn Herrn, aber er ist nicht unser Herr.
Wenn im Alten Testament ein Sklave das 6. Lebensjahr vollendet hatte und im 7. Jahr freigelassen wurde: (Exodus 21:5-6:5) Wenn ein Sklave sagt: „Ich liebe meinen Herrn, meine Frau und meine Kinder“, will er nicht frei zu gehen. Wenn sich ein Diener nach sechs Jahren der Sklaverei seinem Herrn lebenslang verpflichten möchte – aufgrund der Freundlichkeit des Herrn und des Segens des Herrn für den Diener – kann er durch dieses Ritual eine lebenslange Verpflichtung gegenüber seinem Herrn eingehen. ist nicht durch Schulden oder Verpflichtungen motiviert, NUR DURCH LIEBE zum Herrn und zu den guten Dingen, die er für den Diener bereitgestellt hat. [6]ich will nicht freigelassen werden, so bringe ihn sein Herr vor Gott und stelle ihn an die Tür oder den Pfosten und durchbohre ihm seine Ohren mit einem Pfriem, daß er ihm diene ewiglich.
Dies beschreibt eine öffentliche und anerkannte Zeremonie, die einen willigen Sklaven würdigt, der seine Pflicht erfüllt hat, seinem Herrn aber dennoch aus Liebe dienen möchte.
Es ist bemerkenswert, dass dieses Ritual durchgeführt wird. Ein Diener sagte: „Ich weiß, dass ich meine Pflicht gegenüber meinem Herrn erfüllt und das getan habe, was mir geschuldet wurde.“ Dennoch liebe ich meinen Meister und bin so dankbar für das, was er gegeben hat, dass ich bereit bin, mich ein Leben lang zu binden, nicht aus Schulden, Scham oder Versagen, sondern aus Liebe.“
Psalm 40: 7 Opfer und Gaben hast du nicht gewollt; Ohren aber hast du mir bereitet; Brandopfer und Sündopfer hast du nicht verlangt.
Jesus war ein vollkommener Knecht Gottes, des Vaters (Philipper 2: [7]sondern sich selbst zu nichts machte und Knechtsgestalt annahm, indem er in Gleichheit der Menschen geworden ist)
„Diese Keule stellt den Nagel dar, der Christus am Kreuz befestigte, und wir müssen bei jedem Akt wahrer Weihe darauf achten.“ (Meyer)
er wird diesem Herrn sein ganzes Leben lang dienen (Exodus 21:6): Jesus gab uns das Recht, Freunde statt Diener genannt zu werden (Johannes 15: [15]Ich nenne euch nicht mehr Knechte, denn der Knecht weiß nicht, was sein Herr tut; aber ich habe euch Freunde genannt, weil ich alles, was ich von meinem Vater gehört, euch kundgetan habe.)
Die Autoren des Neuen Testaments fanden jedoch großen Ruhm darin, einfach als Sklaven Jesu betrachtet zu werden (Römer 1,1 Paulus, Knecht Jesu Christi, berufener Apostel; Jakobus 1:1 Jakobus, Knecht Gottes und des Herrn Jesus Christus; 2. Petrus 1:1 Simon Petrus, Knecht und Apostel Jesu Christi; Judas 1:1 Judas, Knecht Jesu Christ).
Es war Brauch der Heiden, Sklaven mit dem Namen oder dem Zeichen ihres Herrn zu brandmarken. Paulus bezeichnet sich selbst in Galater 6,17 als einen solchen Sklaven [17]Im übrigen mache mir niemand weitere Mühe; denn ich trage die Malzeichen Jesu an meinem Leibe.
Maria in Lukas 2: [35]und dir selbst wird ein Schwert durch die Seele dringen, auf daß aus vielen Herzen die Gedanken offenbar werden. Die Idee ist biblisches Denken, geprägt vom Kreuz, ausgedrückt durch ein Gebetsleben im Gehorsam gegenüber Gottes Wort.
Sklave ist das Bild des Sünders vom Dienst an der Sünde; Es gibt einen Ort, an dem der Sünder aus Liebe zu seiner Sünde sein Herz versiegelt hat, um die Sünde zu seinem Herrn zu machen.
Dies ist ein Bild unseres Dienstes für Jesus.
· Wir haben das Recht auf Freiheit, wenn wir es wollen.
· Wir müssen bereit sein, die Konsequenzen der von uns gewählten Dienstleistung zu tragen.
· Wir müssen von der Liebe zu unserem Meister/Herrn motiviert sein.
Der Lebensraum der Fische ist das Wasser, der Lebensraum der Bäume ist das Land, der Lebensraum der Vögel ist der Himmel und der Lebensraum der Menschen ist in Gott.
In diesem Sinne: Fische sind auf Wasser angewiesen, Bäume sind auf die Erde angewiesen, Vögel sind auf den Himmel angewiesen, und dann sind auch die Menschen auf Gott angewiesen. Die Bibel sagt, der Mensch sei das Ebenbild Gottes. Du stehst vor dem Spiegel und siehst dich selbst, du bist nicht vor dem Spiegel, sieht man nur das Nichts. Ohne Gott sind wir nichts und als bedeutungslos.
Das ist die Bedeutung des Wortes Knecht. Laut Bibel. Wer das Kreuz trägt und Gott folgt, ist ein freiwilliger Knecht. Mit anderen Worten: Wir können das Kreuz nur tragen, nicht um unseren Charakter zu verbessern, um gut zu leben, sondern weil wir Jesus lieben und ihn nicht traurig machen wollen,
Der beste Weg, dein Herz zu bewahren, besteht darin, das Wort Gottes durch den Heiligen Geist hineinschreiben zu lassen.
2Korinther 3:3 Es ist offenbar, daß ihr ein Brief Christi seid, durch unsern Dienst geworden, geschrieben nicht mit Tinte, sondern mit dem Geiste des lebendigen Gottes, nicht auf steinerne Tafeln, sondern auf fleischerne Tafeln des Herzens.
Je mehr wir Gottes Wort in unsere Herzen legen, desto schneller werden wir zuhören, desto langsamer werden wir sprechen und desto langsamer werden wir wütend (Jakobus 1:19).
Ein Sklave, dessen Ohren durchbohrt sind, wird schnell von seinem Herrn hören können.
Jesaja 50: [4]Gott, der HERR, hat mir eine geübte Zunge gegeben, damit ich den Müden mit Worten zu erquicken wisse. Er weckt, ja, Morgen für Morgen weckt er mir das Ohr, daß ich höre wie ein Jünger.[5]Gott, der HERR, hat mir das Ohr aufgetan; und ich habe mich nicht widersetzt und bin nicht zurückgewichen.
Haben Sie sich jemals die Frage gestellt: Warum hat Jesus so viel gesagt? Wer Ohren zum Hören hat, der höre. Ungefähr 16 Mal im Neuen Testament. (Matthäus 11:15)
Davon spricht der Auferstandene in der Offenbarung 8 Mal (Offenbarung 2:7, 11, 17, 29; 3,6,13,22; 13,9)
Schlußwort:
Gottseligkeit und Zufriedenheit zu kultivieren (1. Timotheus 6,6-10) hat viel mit dem Herzen zu tun. Es gibt viele Arten von Glauben, viele Religionen und Glaubensrichtungen, aber es gibt nur einen Gott, der die Welt so sehr liebte, dass er seinen eingeborenen Sohn gab, damit jeder, der an ihn glaubt, nicht verloren geht, sondern ewiges Leben hat. (Johannes 3,16) Genauso wie es viele ethnische Gruppen gibt, aber das Blut ist gleich rot. Und alle brauchen Gott, sein Hilferuf- Name ist Jesus Christus !
Wir haben gelernt, unser Herz zu bewahren, aber wie können wir unser Herz bewahren? einfach indem wir Gott erlauben, Sein Gesetz in unsere Herzen zu schreiben. Wie geht das? Lernen wir von Paulus und dienen wir Gottes Gesetz mit unrem Verstand: Lesen wir täglich die Bibel, beten wir täglich zu Gott im Namen Jesu.
Wer Deutsch studiert, kann zumindest schaffen, dass er mindestens B1 besteht, dann war es am Anfang das Wort, nicht am Anfang der Heilige Geist. Wie viele Menschen vielleicht irren über die Möglichkeit, den Heiligen Geist zu empfangen, ohne die Bibel zu lesen.
Wem gehört dein Herz? Wer ist wer, in deinem Herzen sein wird, wird am Tag des Herrn offenbart werden.
Lieber Herr Jesus lehrte uns zu beten, dass Dein Wille geschehe, Dein Name geheiligt werde und Dein Königreich komme. Bezieht sich auch auf unser Herz.
Paulus forderte die Korinther in 2. Korinther 6:13 auf, unser Herzen weit zu öffnen!
Gott ist nicht beeindruckt, wenn wir sagen, dass wir Ihn mit unseren Lippen anbeten, aber Herr, Du willst es aus tiefstem Herzen. Bitte Schreibe Dein Gesetz in mein Herz, Herr, zeige mir, wie süß Dein Wort ist, Vater, bewahre uns vor dem Bösen. Wir wollen Dich als Herrn ehren, bitte lass uns in den wahren Weinstock eingepfropft werden und Frucht für Dich bringen.
Amen