CỦA LỄ CHUỘC TỘI, CỦA LỄ THIÊU, CỦA LỄ TẠ ƠN VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG

Anh chị em trong Chúa thân mến,

là nô lệ của Chúa Jesus, chúng ta không còn quyền định đoạt về chính mình, nhưng chính Chúa chúng ta cai trị chúng ta.

Để giúp chúng ta hiểu điều đó, Đức Chúa Trời đã cung cấp những ví dụ và hình ảnh để chúng ta được Ngài hướng dẫn.

Hôm nay chúng ta hãy xem việc làm nô lệ cho Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì và mục tiêu nào Đức Chúa Trời muốn cùng chúng ta đạt được.

Ê-xê-chi-ên 43:18-27 18 Người nói cùng ta rằng: Hỡi con người, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy là các luật về bàn thờ, vừa ngày nó đã được xây xong đặng người ta có thể dâng của lễ thiêu và làm lễ rưới huyết trên đó.

è Khi chúng ta đọc trong Cựu Ước về luật của Đức Chúa Trời, chúng ta phải chú ý đến sự thật là trong Tân Ước những giáo lễ này được áp dụng về mặt thuộc linh. Quy tắc gọi là cơ bản ở đây dựa trên sự khôn ngoan của con người: Những gì Đức Chúa Trời làm cho dân Y-sơ-ra-ên về mặt thể chất, là cái hình ảnh Đức Chúa Trời làm cho chúng ta về mặt thuộc linh.

19 Chúa Giê-hô-va phán: Các thầy tế lễ họ Lê-vi về dòng Xa-đốc, đến gần ta đặng hầu việc ta, ngươi khá cho họ một con bò đực tơ đặng họ làm lễ chuộc tội.

è Thầy tế lễ thượng phẩm trên thiên đàng là Chúa Jesus. Chúa cũng là con sinh tế.

20 Ngươi khá lấy huyết nó bôi trên bốn sừng bàn thờ và bốn góc khuôn, và trên lợi vòng theo, đặng làm sạch bàn thờ và làm lễ chuộc tội cho nó.

è Huyết (của Chúa Jêsus) phải đổ ra để chuộc tội, bốn sừng và bốn góc = sự chuộc tội hoàn toàn (Giải thích này không tỉ mỉ vì hôm nay chúng ta nói về một chủ đề khác)

21 Ngươi khá đem con bò đực dâng làm lễ chuộc tội mà đốt đi trong nơi định sẵn của nhà, ở ngoài nơi thánh.

è Chúa Giêsu bị đóng đinh bên ngoài thành phố. (Giải thích này không tỉ mỉ vì hôm nay chúng ta nói về một chủ đề khác)

22 Ngày thứ hai, ngươi khá dâng một con dê đực không tì vít vì lễ chuộc tội, vì sự làm sạch bàn thờ, như đã dùng bò đực mà làm sạch vậy.

è Con dê là tín đồ riêng lẻ, được ban cho thế giới này vào trong sự chết thông qua đức tin.

23 Khi ngươi đã xong sự làm sạch, thì khá dâng một con bò đực tơ không tì vít, và một con chiên đực không tì vít, bắt ra từ trong bầy. 24 Ngươi sẽ đem hai vật đó gần trước mặt Đức Giê-hô-va, các thầy tế lễ rưới muối lên, và dâng làm của lễ thiêu cho Đức Giê-hô-va.

è Sau khi chúng ta được thanh tẩy trước mặt Đức Chúa Trời bởi huyết của Chúa Jesus, sự sống riêng của chúng ta (là con chiên đực) qua Chúa Jesus được dâng lên Đức Chúa Trời và bị thiêu.

Trước khi chúng ta được làm sạch, chúng ta là một con dê, sau khi chúng ta được làm sạch, chúng ta là con chiên đực.

25 Thẳng bảy ngày, mỗi ngày ngươi khá sắm một con dê đực, để làm lễ chuộc tội; và sắm một con bò đực tơ, một con chiên đực không tì vít, bắt ra từ trong bầy. 26 Thẳng bảy ngày, phải làm lễ chuộc tội cho bàn thờ, phải làm sạch nó, biệt nó riêng ra thánh.

è Cuộc sống riêng của chúng ta phải được dâng lên cho Chúa để thiêu hàng ngày và mãi mãi (bảy = số đầy đủ = hoàn toàn), nhưng luôn luôn trong Chúa Jesus (luôn luôn với con bò đực tơ).

Thi-thiên 68:19 19 Đáng ngợi khen Chúa thay, Là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng của chúng tôi, Tức là Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng tôi.

Như Phao-lô viết: 1 Cô-rinh-tô 15:31 31 Hỡi anh em, tôi chết hằng ngày, thật cũng như anh em là sự vinh hiển cho tôi trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.

Chúng ta hãy dâng hiến cái riêng cá nhân của chúng ta hàng ngày như một của lễ thiêu, để chúng ta có thể sống trong Ngài chứ không phải trong chính chúng ta.

27 Sau những ngày ấy qua rồi, từ ngày thứ tám trở đi, khi các thầy tế lễ sẽ dâng của lễ thiêu và của lễ thù ân của các ngươi trên bàn thờ ấy, thì ta sẽ nhậm cho, Chúa Giê-hô-va phán vậy.

è Sau khi chúng ta đã được đổi mới trong các giác quan của mình (tám = đổi mới), tức là chúng ta đã được tái sinh, chỉ khi đó các của lễ thù ân (=của lễ tạ ơn /Dankopfer/King James: peace offering) mới được đưa ra.

Chúng ta thấy rằng một của lễ tạ ơn đẹp lòng sau của lễ thiêu và của lễ thiêu sau của lễ chuộc tội lỗi. Đầu tiên là sự chuộc tội của Chúa Giê-xu, sau đó là sự dâng lên cái của chính mình cho Chúa, sau đó là của lễ tạ ơn.

Thi-thiên 50:23 23 Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ, tôn vinh ta; Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Trong Kinh thánh, chúng ta nhiều lần thấy lặp lại một loại dẫn dắt và phát triển hướng tới Đấng Christ, thường gắn liền với việc hạ mình xuống và từ bỏ những gì thuộc về mình. Có một hệ tống phân cấp, thứ tự, trên dưới nhưng nó được thực hiện bởi Đức Chúa Trời .

Thi-thiên 51:17 17 Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu.

Ví dụ về thứ tự:

Ô-sê 6:6 6 Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu.

Sự nhân từ và sự nhìn biết Đức Chúa Trời.

Chúng ta nhìn biết Đức Chúa Trời mà không có Chúa được không?

Rô-ma 11:8 8 như có chép rằng: Đức Chúa Trời đã cho họ mờ tối, con mắt chẳng thấy, lỗ tai chẳng nghe, cho đến ngày nay.

Vậy, Chúa mở và đóng mắt và tai con người.

Sự nhân từ xuất phát từ tình yêu. Chúng ta có thể yêu mà không có Đức Chúa Trời không?

Chúng ta hãy phân biệt tình yêu. Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, chúng ta phân biệt giữa ba hình thức tình yêu:

–         Eros – tình yêu thể xác

–         Philia hoặc phileo – tình yêu thân thiện

–         Agape hoặc agapao – tình yêu thiêng liêng: là tình yêu muốn đạt được điều tốt nhất cho người khác, không quan tâm đến chính mình

Chúng ta có thể thực sự yêu thương người khác khi không dâng cuộc đời mình cho Chúa không? trọn vẹn, hàng ngày và luôn luôn?

Chúng ta suy nghĩ coi: Điều gì xảy ra với của lễ thiêu?

Nó sẽ được đốt cháy hoàn toàn, như nó được viết:

Lê-vi Ký 1 (Chương đầu tiên trong Luật lệ trong đền thờ)

1 Đức Giê-hô-va từ trong hội mạc gọi Môi-se mà phán rằng: 2 Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va, thì phải dâng súc vật, hoặc bò, hoặc chiên. 3 Nếu lễ vật của ngươi là của lễ thiêu bằng bò, thì phải dùng con đực không tì vít, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt Đức Giê-hô-va, để được Ngài đẹp lòng nhậm lấy. 4 Ngươi sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người. 5 Đoạn, người sẽ giết bò tơ trước mặt Đức Giê-hô-va, rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế lễ, sẽ dâng huyết lên, và rưới chung quanh trên bàn thờ tại nơi cửa hội mạc. 6 Kế đó, lột da con sinh, và sả thịt ra từng miếng. 7 Các con trai thầy tế lễ A-rôn sẽ châm lửa trên bàn thờ, chất củi chụm lửa; 8 rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế lễ sắp các miếng thịt, đầu và mỡ lên trên củi đã chụm lửa nơi bàn thờ. 9 Người sẽ lấy nước rửa bộ lòng và giò, rồi thầy tế lễ đem hết mọi phần xông nơi bàn thờ; ấy là của lễ thiêu, tức một của lễ dùng lữa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va. 10 Nếu lễ vật người là của lễ thiêu bằng súc vật nhỏ, hoặc chiên hay dê, thì phải dâng một con đực không tì vít, 11 giết nó nơi hướng bắc của bàn thờ, trước mặt Đức Giê-hô-va; rồi các con trai A-rôn, tức những thầy tế lễ, sẽ rưới huyết chung quanh trên bàn thờ; 12 sả thịt từng miếng, để riêng đầu và mỡ ra; thầy tế lễ sẽ chất các phần đó trên củi đã chụm lửa nơi bàn thờ. 13 Người sẽ lấy nước rửa bộ lòng và giò; đoạn thầy tế lễ dâng và xông hết mọi phần trên bàn thờ; ấy là của lễ thiêu, tức một của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va. 14 Nếu lễ vật người dâng cho Đức Giê-hô-va là một của lễ thiêu bằng chim, thì phải dùng cu đất hay là bò câu con. 15 Thầy tế lễ sẽ đem nó đến bàn thờ, vặn rứt đầu ra, rồi xông trên bàn thờ; vắt huyết chảy nơi cạnh bàn thờ. 16 Người sẽ gỡ lấy cái diều và nhổ lông, liệng gần bàn thờ, về hướng đông, là chỗ đổ tro; 17 đoạn xé nó ra tại nơi hai cánh, nhưng không cho rời, rồi thầy tế lễ sẽ đem xông trên bàn thờ, tại trên củi đã chụm lửa; ấy là của lễ thiêu, tức một của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va.

Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta vẫn để lại tàn dư của cuộc sống riêng, ý chí riêng, mục tiêu riêng, những ham muốn trần thế của chúng ta sao?

Ga-la-ti 5:9 9 Một ít men làm cho dậy cả đống bột.

Chúng ta có thực sự muốn mang bản thân tội lỗi mình vào Nước Đức Chúa Trời không? Chúa nói gì về điều này?

Lu-ca 13:20-21 20 Ngài lại phán rằng: Ta sẽ sánh nước Đức Chúa Trời với gì? 21 Nước ấy giống như men, người đàn bà kia lấy trộn vào ba đấu bột, cho đến chừng bột dậy cả lên.

Chẳng phải những hội thánh sụp đổ và con người bị hư mất vì chúng ta muốn mang thế gian vào Nước Đức Chúa Trời sao?

Vậy thì thái độ của chúng ta nên như thế nào?

Giăng 5:30 30 Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe, và sự xét đoán ta là công bình, vì ta chẳng tìm ý muốn của ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta.

Chúng ta cũng có tìm kiếm ý muốn của Đấng đã chuộc tội cho chúng ta không? Chúng ta có thực sự là nô lệ của Chúa không?

Thứ tự trong Nước Đức Chúa Trời thế nào?

Mác 10:43-45 43 Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; 44 còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. 45 Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.

Chẳng phải Đức Chúa Trời đã làm gương cho chúng ta rằng Ngài đã phục vụ chúng ta từ thuở ban đầu của thế gian sao? Nhưng Ngài sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta trong tương lai không?

Lu-ca 12:37 37 Phước cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình, và đến hầu việc họ.

Chúng ta thấy, Đức Chúa Trời là vĩ đại nhất trong Nước Đức Chúa Trời là đầy tớ của tất cả mọi người !

Có phải Đức Chúa Trời đang nói về sự phục vụ hời hợt bên ngoài không? Chúa không phải dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng (Giê-rê-mi 17:10) sao?

Nếu chúng ta thực sự là tôi tớ của Ngài trong đáy lòng mình, chẳng phải chúng ta dễ dàng yêu thương nhau như Đấng Christ yêu thương chúng ta sao?

Phi-líp 2:1-4 1 Vậy nếu trong Đấng Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, 2 thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn. 3 Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. 4 Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.

Nếu chúng ta không thể làm điều này mà không tự nói dối bản thân và nói dối người khác, chúng ta phải tự hỏi mình câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống:

Tôi có thực sự được xây dựng trên Đấng Christ (tức là trên hòn đá) không?

Chúng ta hãy nhìn vào một sự kiện rất quen thuộc:

Giăng 13:1-5 1 Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. 2 Đang bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), 3 Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình đã từ Đức Chúa Trời đến, cũng sẽ về với Đức Chúa Trời, 4 nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. 5 Kế đó, Ngài đổ Nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho.

Chúng ta biết rằng Chúa biết điều gì sẽ xảy ra với Ngài sau đó. Và chúng ta biết Ngài rất muốn ăn bữa ăn cuối với các môn đệ.

Lu-ca 22:14-18 14 Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. 15 Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. 16 Vì, ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời. 17 Ngài bèn cầm chén, tạ ơn, rồi phán rằng: Hãy lấy cái nầy phân phát cho nhau. 18 Vì, ta nói cùng các ngươi, từ nay ta sẽ không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi.

Trái tim Chúa có lẽ phải bị xé nát như thế nào khi biết điều gì trong lòng Giu-đa trong lúc đó. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Ngài vẫn phục vụ các môn đệ của Ngài (và cả Giuđa nữa!) và bày tỏ tình yêu của Ngài đối với các môn đệ trong sự phục vụ. Nhân tiện: Nhiệm vụ rửa chân là của một nô lệ vào thời điểm đó.

Chúng ta có thể phục vụ anh chị em của mình một cách hết lòng khi chúng ta nghĩ rằng có ai đó đã nghĩ xấu về mình hoặc thậm chí phản bội mình không? Không phải chúng ta có thể quay lưng lại với người khác chỉ vì những điều nhỏ nhặt sao? Chúa có làm điều đó không? Chúng ta không phải nên bắt chước Ngài sao?

1 Cô-rinh-tô 11:1 1 Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy.

Chúng ta có thể vượt qua tính xấu của chúng ta không? Câu trả lời là: Không! Ai đã chiến thắng thế gian?

Giăng 16:33 33 Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!

Nếu chúng ta không vượt qua, làm sao chúng ta có thể theo Ngài? Làm thế nào một người có thể hoàn toàn vâng phục Đức Chúa Trời?

Câu trả lời đã có trong văn bản mở đầu: không có gì còn lại của lễ vật bị thiêu cháy ngoài tro tàn. Điều này nên xảy ra với cuộc sống riêng và ý chí riêng của chính chúng ta. Chúng ta phó nộp mình vào sự chết. Sau đó, chúng ta luôn nhìn lên Chúa, Đấng làm mới chúng ta và là Đấng chúng ta muốn đi theo, có thể theo hoặc là phải theo (giống như mọi người muốn quyết định cho chính mình).

2 Cô-rinh-tô 10:3-6 3 Vì chúng tôi dầu sống trong xác thịt, chớ chẳng tranh chiến theo xác thịt. 4 Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy: 5 nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ. 6 Cũng nhờ khí giới đó, chúng tôi sẵn sàng phạt mọi kẻ chẳng phục, khi anh em đã chịu lụy trọn rồi.

è Ngay cả những suy nghĩ, lý luận, v.v. của chúng ta cũng phải đầu phục Chúa!

Khi Chúa đã sống lại và đang sống, chúng ta phải vâng lời Ngài. Nếu chúng ta không làm điều đó, chẳng phải sự nghi ngờ đang nói qua chúng ta sao?

Khi cái tôi của mình, cuộc sống của riêng mình, những ham muốn riêng mình không còn là gì nữa hoặc chỉ còn là tro tàn và tôi đã quy phục Chúa, thì tôi có thể thấy rằng con đường sống của Ngài (Giăng 14:6 6 Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.) và ách của Ngài thật dịu dàng (Ma-thi-ơ 11:30 30 Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.). Sau đó, tôi kinh nghiệm sự bình an của Chúa (Giăng 14:27 27 Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi.) và tôi có thể cảm ơn Chúa với tất cả trái tim của mình.

Do đó, Chúa mới đạt được mục tiêu với chúng ta là: 1 Phi-e-rơ 1:8-9 8 Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển: 9 nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình.

Và khi cái tôi của tôi không còn được là gì nữa, bản chất của Chúa trở nên hữu hình. Và bản chất của Chúa trông ra sao?

1 Giăng 4:8 8 Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.

Bản gốc nói: “vì Đức Chúa Trời là đầy lòng dạ”

Các anh chị em, chúng ta không nên tìm kiếm các phép lạ, các dấu lạ hoặc sự đáp ứng cho lời cầu nguyện. Những cái đó để làm gì? Cuộc sống này kéo dài bao lâu đối với chúng ta?

Chúng ta ghi chú: sự thổ lộ vĩ đại nhất của Đức Chúa Trời là gì?

1 Cô-rinh-tô 13:1-10 1 Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. 2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi. 4 Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, 5 chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, 6 chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. 7 Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. 8 Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. 9 Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn; 10 song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ.

 Amen